1. Tóm tắt chuyến thăm Việt Nam của Trung Quốc
Vào ngày 12-13/12, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam sau lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trên cương vị Người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (2008-2023). Đặc biệt đây cũng là chuyến công du chính thức Việt Nam đầu tiên của chủ tịch Tập sau 6 năm nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược dành ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang căng thẳng.
Ngoài ra, Trung Quốc muốn làm sắc son thêm mối quan hệ láng giềng hữu nghị trong mối quan hệ với Việt Nam khi Việt Nam mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ vào ngày 10/09/20223 và với Nhật Bản vào ngày 27/11/2023.
Mục đích của chuyến thăm của ông Tập là thảo luận về nâng cao quan hệ với Việt Nam, tập trung vào sáu lĩnh vực chính bao gồm chính trị, an ninh, hợp tác thiết thực, hỗ trợ công cộng, các vấn đề đa phương và các vấn đề hàng hải, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc và củng cố quan điểm toàn diện hợp tác chiến lược giữa hai nước.
2. Tầm quan trọng của kinh tế 2 nước
Trung Quốc luôn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động giao thương của Việt Nam khi tổng kim ngạch XNK giữa 2 nước đạt 176 tỉ USD năm 2022, cao nhất trong tất cả các nước. Top mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc: Máy tính – điện thoại – linh kiện, máy móc – thiết bị, nông sản…
Tuy nhiên, Việt Nam luôn duy trì nhập siêu lớn từ quốc gia này. Có thể hiểu rằng một phần hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới thông qua Việt Nam. Điều này cũng gây ra mất cân bằng thương mại song phương. Top mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc: Máy tính – điện thoại – linh kiện, máy móc – thiết bị, may mặc…
Việt Nam ngày càng là điểm đến thu hút dòng vốn FDI. Ngoài ra, đây cũng là kênh quan trọng giúp Việt Nam tăng cường lượng dự trữ ngoại hối. Dòng tiền FDI từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, tăng lên 14.47% trong 11 tháng đầu 2023.
Trước Covid, Trung Quốc luôn chiếm chiếm 30-50% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Giai đoạn cách ly xã hội của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch và dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, nó sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam các năm tới khi Trung Quốc ổn định trở lại.
3. Các câu hỏi lớn xung quanh chuyến thăm lần này
Câu hỏi 1: Mục đích và ý nghĩa của chuyến thăm là gì? Sự khác biệt trong chuyến thăm là gì so với các chuyến thăm trước đây của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam?
Câu hỏi 2: Ngày 7/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết: “Việc 2 bên sẽ bàn nâng cấp quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, tập trung vào 6 lĩnh vực lớn bao gồm chính trị, an ninh, hợp tác thiết thực, hỗ trợ công cộng, các vấn đề đa phương và các vấn đề hàng hải, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc và củng cố quan điểm toàn diện hợp tác chiến lược giữa hai nước”.
“Nâng cấp quan hệ Trung Quốc – Việt Nam” nghĩa là gì? Những gì sẽ được thúc đẩy quan hệ Việt - Trung sau chuyến thăm?
Câu hỏi 3: Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản đồng thời thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam có trở nên hấp dẫn hơn với các đối tác toàn cầu, đặc biệt là các cường quốc? Đây là cơ hội hay thách thức lớn cho Việt Nam?
4. Thống kê TTCK ở các chuyến thăm trước
Qua thống kê 3 chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cẩm Bình, chúng ta tham khảo được những điều sau:
- Thị trường thường phản ứng tích cực trong ngày đầu ông Tập đến Việt Nam
- Những biến động trong ngắn hạn của VNIndex khá nhiễu và không có xu hướng cụ thể. Hơn nữa, với mẫu quan sát quá ít thì các thống kê trong ngắn hạn của thị trường càng không đáng tin cậy
- Tuy nhiên, về dài hạn, khi mà các chuyến thăm hầu hết đều kết thúc tốt đẹp bằng các thỏa thuận hợp tác giữa đôi bên, điều này sẽ tác động tích cực tới quan hệ kinh tế 2 nước nói chung và từ đó TTCK cũng sẽ hưởng lợi trong dài hạn.
Tóm lại, chuyến thăm lần này của ông Tập mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là sau những tiến triển tốt đẹp gần đây giữa mối quan hệ Việt - Mỹ. Chắc chắn sẽ có nhiều thỏa thuận và hợp tác giữa 2 nước được củng cố lại. Và chúng ta đều thấy rằng Việt Nam dần trở thành mắt xích quan trọng trong chiến lược kết nối thế giới của các "ông lớn". Hi vọng Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mình cũng như giữ vững lập trường để không ngừng tỏa sáng hơn nữa. FinSuccess mong rằng bài báo cáo sẽ có ích với quý anh chị nhà đầu tư!