Dựa vào 2 biến số trên, Michael Hartnett (Giám đốc đầu tư Bank of America) đã liệt kê ra 12 sự kiện sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu năm 2024.
Tháng 1 – Tháng của Châu Á
Trong tháng 1 này có nhiều sự kiện quan trọng tại Châu Á diễn ra gồm:
- 13/01: Diễn ra bầu cử tại Đài Loan (ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị Trung Quốc và Mỹ).
- 22/01: Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng chính sách lãi suất siêu nới lỏng kể từ 2016.
Bên cạnh đó, thông tin ngày 19/01 dự kiến Nhà Trắng có thể sẽ phải đóng cửa do tình hình nợ công tăng mạnh (hiện tại tổng nợ công của chính phủ Mỹ vượt mốc 34 nghìn tỷ USD).
Tháng 2 – Tình hình địa chính trị toàn cầu sẽ hạ nhiệt
Năm 2024 là năm bầu cử diễn ra trên quy mô toàn cầu (bao gồm Mỹ), để việc bầu cử diễn ra một cách thuận lợi thường sẽ đặt ra yêu cầu quốc gia này cần tìm mọi cách để ổn định giá năng lượng, xoa dịu các xung đột và thể hiện sự lạc quan về một cuộc “hạ cánh mềm”.
Tháng 3 – FED có thể sẽ cắt giảm lãi suất đợt đầu tiên
Ngày 20/3, cuộc họp FOMC sẽ diễn ra và dự báo đây là thời điểm cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Thị trường đang thể hiện sử đồng thuận về đợt giảm này, tuy nhiên thông thường những đợt cắt giảm lãi suất đều diễn ra những biến động lớn trên thị trường.
Tháng 4 – Thời điểm xác nhận liệu Mỹ có hạ cánh mềm
BofA (Bank of America) dự báo xác suất lần lượt cho 3 kịch bản hạ cánh “cứng”, “mềm” và "không hạ cánh" là 20%, 70%, 10%. Ngày 25/04, khi số liệu GDP của Mỹ trong quý đầu tiên được công bố sẽ xác định được Mỹ sẽ rơi vào kịch bản nào.
Tháng 5 – Bảy công ty công nghệ của Mỹ đối diện bài kiểm tra chống độc quyền
Bảy “chị em phù thủy” bao gồm Microsoft, Amazon, Meta, Apple, Alphabet, NVIDIA và Tesla. Năm 2023, nếu như không nhờ đà tăng của bảy cổ phiếu trên thì chỉ số SP500 đã đóng cửa ở mốc 4.175, đồng thời bảy công ty này đang chiếm 2/3 lợi nhuận của thị trường chứng khoán Mỹ.
Goolge sẽ đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thế kỷ 21 với Bộ Tư pháp diễn ra từ ngày 01 – 03/05/2024. Sự kiện này sẽ tác động trực tiếp đến vị thế độc quyền của Google và thay đổi cục diện ngành công nghệ nói chung.
Tháng 6 - Đại hội thường niên của OPEC và bầu cử tại Châu Âu
Cuộc họp thường niên của OPEC sẽ tổ chức vào ngày 01/06, cuộc bầu cử vào Nghị viện tại khu vực Châu Âu sẽ diễn ra từ 06/06 – 09/06/2024 và hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức ngày 13/06/2024.
Bên cạnh, ngày 12/06 dự kiến FED sẽ hạ lãi suất đợt 2, các nhà đầu tư đặt cược đồng USD sẽ yếu đi trong nửa năm đầu nhờ vào chính sách nới lỏng của FED và thu hẹp chênh lệch tăng trưởng so với khu vực.
Tháng 7 – Chờ đợi tín hiệu đảo chiều của đường cong lợi suất
Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 3 tháng - 10 năm hiện ở mức đang giảm 141 bps và đã duy trì tình trạng đảo ngược trong suốt 15 tháng, nếu đường cong tiếp tục giữ nguyên tình trạng này cho đến tháng 7/2024 thì đây là sự đảo chiều kéo dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 với thời gian kéo dài là 19 tháng.
Tháng 8 – Tập trung vào sự “xoay chiều” tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ
Thông thường Tháng 8 trong nhiệm kỳ thứ 4 của các đời tổng thống Mỹ đều ghi nhận tỷ suất sinh lợi tốt trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ cần phải chú ý quan sát tỷ lệ thất nghiệp tại các bang quan trọng (Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Pennsylvania, Wisconsin).
Tỷ lệ thất nghiệp tại Pennsylvania đang ở mức cao nhất kể từ Tháng 7/2021. Hiện tại, đây cũng là khoảng thời gian hiếm hoi khi mà cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ bầu chọn đều ở mức thấp, có thể sẽ xuất hiện các chính sách nhằm kích thích kinh tế thời điểm này.
Tháng 9 – Thị trường tiền tệ dự kiến sẽ chạm đỉnh
BofA kì vọng vốn hóa của thị trường tiền tệ (Money Market) với quy mô hiện tại khoảng 6000 nghìn tỷ USD sẽ đạt đỉnh vào Tháng 9/2024.
Theo phân tích của BofA cho biết dòng tiền đổ vào thị trường tiền tệ năm 2023 không được xem là cao bất thường (chỉ tăng 25% so với trung bình 33% trong 4 chu kỳ tăng lãi suất trước đó) và dự kiến dòng tiền sẽ dừng tham gia thị trường vào tháng 9/2024 (thông thường quy mô thị trường tiền tệ sẽ đạt đỉnh sau 14 tháng kể từ thời điểm FED tiến hành tăng lãi suất). Bên cạnh, dòng tiền sẽ rút khỏi thị trường dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2025 (12 tháng kể từ thời điểm FED giảm lãi suất).
Tháng 10 – Các nước thuộc BRICS tổ chức hội nghị thượng đỉnh
Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên bao gồm các thành viên mở rộng và sẽ được tổ chức tại Nga. Theo thống kê thì 11 quốc gia BRICS hiện đang chiếm 51% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu, 46% dân số, 45% tiêu thụ năng lượng, 45% sản lượng dầu và 37% GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương.
Tuy nhiên, vốn hóa thị trường của các nước này lại chưa đến 25% tổng giá trị thị trường toàn cầu, đồng thời cổ phiếu các thị trường cũng ở mức thấp nhất trong 52 năm so với thị trường chứng khoán Mỹ. Phía BofA khuyến nghị mua cổ phiếu của thị trường mới nổi và bán cổ phiếu Mỹ vào 2024.
Tháng 11 – Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được công bố
Kết quả sẽ diễn ra vào ngày 15/11, theo quan điểm truyền thống cho biết thông thường các cuộc bầu cử có thể gây ra tình trạng hỗn loạn nhưng không tác động đáng kể đến thị trường. Thậm chí trong giai đoạn 2016 và 2020, thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn 5% trong tháng 11 và tiếp tục tăng 9 – 14% trong 3 tháng tiếp theo.
Tháng 12 – Tháng có hiệu suất tốt nhất trong lịch sử thị trường Mỹ
Không cần bất kỳ sự kiện đặc biệt nào và Tháng 12 thường ghi nhận là tháng có hiệu suất tốt nhất đối với chứng khoán Mỹ, với mức tăng trung bình 1,3% kể từ năm 1928. Điều này một lần nữa được chứng minh vào năm 2023, khi chứng khoán Mỹ tăng vọt lên gần mức cao lịch sử.