Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 15.1: Phân tích báo cáo tài chính (P1)

Báo cáo tài chính (BCTC) là cách mà các công ty thể hiện hiệu suất tài chính của họ đến các nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan khác. Hơn nữa, vai trò của phân tích báo cáo tài chính là sử dụng thông tin trong các BCTC của một công ty, kèm theo thông tin liên quan khác, để đưa ra quyết định kinh tế.

I. Khái niệm và phân loại báo cáo tài chính

Theo Wikipedia: Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Báo cáo tài chính gồm 3 báo cáo chính

Báo cáo tài chính gồm 3 báo cáo chính

Báo cáo tài chính thường bao gồm 3 báo cáo chính sau:

  • Bảng cân đối kế toán (Balance sheet): cho thấy tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể, bao gồm tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu.
  • Báo cáo kết quả hoạt động (Income statement): thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận hoặc lỗ của công ty trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một quý hoặc một năm.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement): cho thấy số tiền công ty đã nhận vào và chi ra trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm tiền thu, tiền chi và lượng tiền mặt còn lại của công ty.

Ngoài ra, các công ty cũng có phần Thuyết minh BCTC và một số báo cáo bổ sung khác như thảo luận phân tích lãnh đạo, ý kiến kiểm toán, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.

II. Đặc điểm của báo cáo tài chính

Những đặc điểm chung mà 1 BCTC theo chuẩn IFRS cần là:

1.Tính minh bạch (fair presentation): Thông tin tài chính phải được biểu hiện một cách trung thực, đầy đủ và chính xác, phản ánh đúng tình hình kinh doanh và tài chính của tổ chức.

2. Tính nhất quán (consistency): giữa các kỳ trong cách trình bày và phân loại các mục phải được đảm bảo, với các số liệu của kỳ trước được công khai  để so sánh.

3. Tính trọng yếu (materiality): báo cáo tài chính phải không có sự sai sót hoặc bỏ sót nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.

4. Tính tổng hợp (aggregation): tổng hợp các khoản giống nhau vào một mục và ngược lại.

5. Không đối trừ (no offsetting): các mục tài sản - nợ phải trả, hoặc doanh thu - chi phí trừ khi được cho phép

6. Tần suất báo cáo (reporting frequency): ít nhất 1 năm 1 lần, ở Việt Nam thường sẽ có báo cáo mỗi quý.

7. Thông tin có tính so sánh (comparative information): giữa các kỳ báo cáo

Và hai giả định quan trọng của BCTC bao gồm:

8. Kế toán dồn tích (accrual accounting): là phương pháp kế toán trong đó các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm chúng xảy ra, chứ không phải vào thời điểm tiền mặt được thu hoặc chi. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc khớp lệnh kế toán, theo đó, khi một giao dịch hay sự kiện xảy ra, các khoản thu nhập hoặc chi phí liên quan đến nó được ghi nhận ngay lập tức, bất kể việc tiền mặt được giao dịch trong tương lai hay không.

(ví dụ: MWG sẽ ghi nhận doanh thu từ việc bán TV ngay khi hợp đồng được ký kết, bất kể việc tiền hàng được thanh toán vào thời điểm nào trong tương lai. Tương tự, chi phí về lương, vật liệu và dịch vụ được ghi nhận khi chúng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, chứ không phải khi tiền mặt được thanh toán.)

9. Hoạt động liên tục (going concern): doanh nghiệp hoạt động liên tục trong thời điểm hiện tại và cả tương lai gần đó

Đặc điểm chung của 1 BCTC theo chuẩn IFRS

Đặc điểm chung của 1 BCTC theo chuẩn IFRS

III. Mục đích của báo cáo tài chính

Theo Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC, mục tiêu của báo cáo tài chính bao gồm:

Cung cấp thông tin tình hình tài chính, kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cũng như nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cũng đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, lãi - lỗ, phân chia kết quả kinh doanh,...

Cung cấp các thông tin liên quan khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” với mục đích giải trình thêm về chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán đã áp dụng nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Mục đích của báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính

IV. Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định

Căn cứ theo Điều 29 khoản 3 của Luật kế toán 2015, quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau:

1. Doanh nghiệp Nhà nước

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Chậm nhất là 20 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với các công ty mẹ, doanh nghiệp Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước cần nộp Báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày, các đơn vị kế toán trực thuộc cần nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

2. Đối với các doanh nghiệp khác

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nộp chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn đã quy định.

Phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn 3 báo cáo quan trọng trong BCTC nhé! Xem tiếp tại: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Bài 15.2: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Bài 15.2: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 14:41

Ở phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu từng báo cáo tài chính sẽ có những khoản mục lớn nào cũng như ngu...

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 13:31

Sau khi hiểu được bản thân mình phù hợp với loại cổ phiếu nào thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để t...

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 11:17

Bán cổ phiếu là một việc làm nghe chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để bảo toàn số vốn của mìn...

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 17:01

Bên cạnh phân tích cơ bản, một trường phái khác cùng tồn tại song hành được nhiều nhà đầu tư sử dụng...

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 16:46

Nhắc đến phân tích kỹ thuật, lý thuyết Dow được xem là tiền đề không thể bỏ qua cho mọi trader. Bất...

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 15:09

Bất kỳ nhà đầu tư nào trên thị trường để thành công đều phải trang bị cho mình khả năng định giá cổ...

Bài 13: Tổng quan về phân tích cơ bản

Bài 13: Tổng quan về phân tích cơ bản

Trong quá trình đầu tư 2023-04-26 14:53

Phân tích cơ bản (PTCB) là một trong những phương pháp quan trọng trong đầu tư chứng khoán, giúp nhà...

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:15

Một số thuật ngữ tiếp theo mà nhà đầu tư cần biết trong thị trường chứng khoán.

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:07

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực phức tạp, rủi ro và có nhiều thuật ngữ khó hiểu. Dưới đây là...

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Trong quá trình đầu tư 2023-03-28 11:10

Đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với nhiều người, thậm chí nó còn khá dễ dàng để tiếp cận: mở tài...