Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 13: Tổng quan về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (PTCB) là một trong những phương pháp quan trọng trong đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư đánh giá các công ty và lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và sinh lợi cao. Vậy PTCB là gì? Có bao nhiêu phương pháp PTCB? Cùng FinSuccess tìm hiểu nhé!

Phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Định nghĩa và vai trò của phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (PTCB) là phương pháp đánh giá giá trị của một công ty bằng cách phân tích các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm tình hình tài chính, sản phẩm, dịch vụ, thị trường, cạnh tranh, quản lý và nhân sự.

Bằng cách phân tích các yếu tố cơ bản, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định thông minh về việc mua hoặc bán cổ phiếu. PTCB cũng giúp nhà đầu tư có thể đưa ra dự báo về tương lai của công ty và ngành.

Ưu, nhược điểm của phân tích cơ bản

Ưu điểm: Đây là phương pháp phân tích chuyên sâu, giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực của doanh nghiệp bằng những số liệu đáng tin cậy trong báo cáo tài chính.

Nhược điểm: Việc phân tích cơ bản có thể rất tốn thời gian và tài nguyên, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, đa ngành.

Phương pháp phân tích cơ bản

Có rất nhiều phương pháp PTCB trong đầu tư chứng khoán, trong đó có thể kể đến hai phương pháp phổ biến nhất:

Top Down (phân tích vĩ mô –> phân tích ngành –> phân tích doanh nghiệp)

Bottom Up (phân tích các chỉ số cơ bản và tiềm năng của doanh nghiệp, thay vì tập trung vào yếu tố tổng thể của thị trường)

Trong bài viết này, FinSuccess sẽ đề cập đến phương pháp Top Down bởi đây là phương pháp phổ biến nhất, phù hợp với đa số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phương pháp Top Down trong PTCB

Phương pháp Top Down trong PTCB

Phương pháp Top Down trong PTCB

Phương pháp top-down - phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán là một phương pháp đánh giá và lựa chọn cổ phiếu bằng cách phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô đến các yếu tố nhỏ hơn, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Quy trình cụ thể như sau:

1. Phân tích kinh tế vĩ mô

Trước tiên, nhà đầu tư cần xác định tình hình vĩ mô hiện tại ở trong nước cũng như ở các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc để xác định xu hướng chung của thị trường và nền kinh tế. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…

Xác định tình hình vĩ mô hiện tại ở trong nước cũng như ở đối tác thương mại

Xác định tình hình vĩ mô hiện tại ở trong nước cũng như ở các đối tác thương mại lớn

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải xác định được nền kinh tế đang ở giai đoạn nào để dự đoán được tình hình trong tương lai, từ đó có thể chuẩn bị các phương án phân bổ tài sản hợp lý và tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.

Phân bổ tài sản theo chu kỳ - phân tích cơ bản

Phân bổ tài sản theo chu kỳ

2. Phân tích ngành

Sau khi xác định xu hướng tổng thể, các nhà đầu tư tiếp tục phân tích các ngành có triển vọng trong tương lai dựa trên yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chuỗi giá trị và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu của ngành.

  • Lịch sử và vòng đời của ngành

Thứ nhất, lịch sử và vòng đời của ngành là yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của ngành. Các ngành khác nhau sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau, và điều này ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và rủi ro của các nhà đầu tư.

Phân tích lịch sử và vòng đời của ngành

Phân tích lịch sử và vòng đời của ngành

  • Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị bao gồm các giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, và các doanh nghiệp nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sẽ có cơ hội khác nhau để tăng trưởng và kiếm lợi nhuận. Tìm hiểu về, chuỗi giá trị của ngành cũng rất quan trọng để đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Phân tích chuỗi giá trị ngành - Phân tích cơ bản

Phân tích chuỗi giá trị ngành - Phân tích cơ bản

  • Cung - cầu của ngành

Cung - cầu của ngành cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng đầu tư. Các ngành có cung cầu ổn định và tăng trưởng có thể là những lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.

Phân tích cung cầu ngành

Phân tích cung cầu ngành

3. Phân tích các công ty trong ngành

Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ phân tích công ty trong ngành đã chọn thông qua hai yếu tố: phân tích hoạt động kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

  • Phân tích hoạt động kinh doanh

Nhà đầu tư sẽ tiến hành phân tích vòng đời, mô hình kinh doanh, ý chí ban lãnh đạo hay là vị thế của doanh nghiệp trong ngành,… Một mẹo nhỏ có thể giúp nhà đầu tư phân tích chuyên sâu hơn là hãy xem như mình là chủ doanh nghiệp, từ đó có thể nhìn ra được các vấn đề và ra quyết định đầu tư hợp lý.

Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích tài chính

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình chọn lọc, xử lý, phân tích những chỉ số tài chính từ những con số trên BCTC nhằm đánh giá sức khỏe tài chính và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính để nắm được các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính để nắm được các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư cần phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá cơ cấu vốn hiện tại, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các yếu tố tác động làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường cũng như triển vọng, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Do đó phương pháp phân tích cơ bản được sử dụng bởi đa số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Hãy follow FinSuccess để cập nhật thêm nhiều kiến thức về kinh tế - tài chính nhé.

Hà Anh Minh
Investment Analyst
Hà Anh Minh

Trong thị trường tài chính, nuốt nước bọt vẫn tốt hơn lau nước mắt.


Có thể bạn quan tâm
Bài 15.2: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Bài 15.2: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 14:41

Ở phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu từng báo cáo tài chính sẽ có những khoản mục lớn nào cũng như ngu...

Bài 15.1: Phân tích báo cáo tài chính (P1)

Bài 15.1: Phân tích báo cáo tài chính (P1)

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 13:55

Báo cáo tài chính (BCTC) là cách mà các công ty thể hiện hiệu suất tài chính của họ đến các nhà đầu...

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 13:31

Sau khi hiểu được bản thân mình phù hợp với loại cổ phiếu nào thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để t...

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 11:17

Bán cổ phiếu là một việc làm nghe chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để bảo toàn số vốn của mìn...

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 17:01

Bên cạnh phân tích cơ bản, một trường phái khác cùng tồn tại song hành được nhiều nhà đầu tư sử dụng...

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 16:46

Nhắc đến phân tích kỹ thuật, lý thuyết Dow được xem là tiền đề không thể bỏ qua cho mọi trader. Bất...

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 15:09

Bất kỳ nhà đầu tư nào trên thị trường để thành công đều phải trang bị cho mình khả năng định giá cổ...

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:15

Một số thuật ngữ tiếp theo mà nhà đầu tư cần biết trong thị trường chứng khoán.

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:07

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực phức tạp, rủi ro và có nhiều thuật ngữ khó hiểu. Dưới đây là...

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Trong quá trình đầu tư 2023-03-28 11:10

Đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với nhiều người, thậm chí nó còn khá dễ dàng để tiếp cận: mở tài...