Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 15.2: Phân tích báo cáo tài chính (P2)

Ở phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu từng báo cáo tài chính sẽ có những khoản mục lớn nào cũng như nguyên tắc ghi nhận của các báo cáo đó. Khi nắm được các nguyên tắc cơ bản rồi thì NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích cơ bản một doanh nghiệp.

I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1. Khái niệm - nguyên tắc cơ bản

Trong bảng CĐKT sẽ thể hiện được việc nguồn vốn của công ty được tài trợ từ đâu và công ty sử dụng nguồn vốn đó vào việc gì. Nguồn vốn tài trợ của công ty sẽ đến từ 2 nguồn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và việc phân bổ nguồn vốn đó ra sao sẽ được thể hiện ở danh mục tài sản.

Vì vậy chúng ta luôn có phương trình

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Có 2 cách trình bày bảng CĐKT:

  • Bảng CĐKT dựa theo kỳ hạn (classified balance sheet): phân ra mục tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn. Phần lớn các công ty sẽ trình bày theo cách này.
  • Bảng CĐKT dựa theo tính thanh khoản (liquidity-based balance sheet): Các mục có tính thanh khoản cao hơn sẽ được trình bày trước theo thứ tự giảm dần, thường được sử dụng cho các công ty thuộc ngành ngân hàng (FinSuccess sẽ nói về loại này trong một bài viết khác nhé ^^)

2. Cấu trúc

  1. Tài sản 

Mục

 

Giải thích

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn - Current assets

 

Các tài sản có kỳ hạn hoặc được sử dụng hết dưới 1 năm (hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh)

 

Tiền và tương đương tiền - Cash & Cash equivalents

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và gần đến ngày đáo hạn.

 

Chứng khoán thương mại - Marketable securities

Chứng khoán kinh doanh được giao dịch trên thị trường đại chúng.

Giá trị của chứng khoán được xác định dựa giá trên thị trường đại chúng

 

Khoản phải thu - Account receivables

Là khoản phải thu khách hàng đã bàn giao hàng hóa/ dịch vụ nhưng chưa trả tiền

 

Hàng tồn kho - Inventories

Là hàng hóa được giữ với mục đích cuối cùng là bán cho khách hàng.

Có thể ở dạng nguyên vật liệu (raw materials), sản phẩm dở dang (work-in-process) và sản phẩm hoàn chỉnh (finished goods) .

 

Tài sản ngắn hạn khác

Các TSNH khác không trọng yếu, ví dụ như chi phí trả trước

Tài sản dài hạn - Non-current assets

 

Các tài sản có kỳ hạn hoặc được sử dụng hết trên 1 năm (hoặc dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh)

 

Tài sản cố định - Property, plant and equipment

Các tài sản hữu hình sử dụng cho quá trình vận hành sản xuất của công ty

 

BĐS đầu tư - Investment property

BĐS với mục đích thu lời từ cho thuê hoặc tăng giá để bán

 

Thuế TN hoãn lại - Deferred tax assets

Số thuế TNDN có thể thu hồi được trong tương lai do chênh lệch tạm thời, các khoản khấu trừ hay ưu đãi thuế chưa sử dụng

 

Tài sản vô hình - Intangible assets

Là tài sản không có hình thái vật chất như bằng sáng chế, nhãn hiệu…

Lợi thế thương mại (goodwill) là một tài sản vô hình đặc biệt xuất hiện trong giao dịch hợp nhất kinh doanh khi giá mua lớn hơn giá trị sổ sách ròng

Ví dụ 1: Bảng CĐKT mục tài sản của CTCP Thế Giới Di Động

Bảng CĐKT mục tài sản của CTCP Thế Giới Di Động

Bảng CĐKT mục tài sản của CTCP Thế Giới Di Động

  1. Nguồn vốn

Mục

 

Giải thích

Nợ phải trả

Nợ phải trả ngắn hạn - Current liabilities

 

Các nghĩa vụ cần được thực hiện dưới 1 năm (trong 1 chu kì kinh doanh

 

Phải trả người bán - Account payables

Khoản nợ nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ khi mua chịu

 

Thương phiếu phải trả - Notes payables

Các khoản vay nợ ngắn hạn (có lãi vay)

Ngoài ra, có thể bao gồm phần gốc tới hạn trả trong 1 năm của khoản nợ dài hạn

 

Chi phí dồn tích - Accrued liabilities

Chi phí đã được ghi nhận nhưng chưa được thanh toán tại thời điểm lập CĐKT

 

Doanh thu chưa thực hiện - Unearned revenue

Doanh thu hoãn lại khi khách hàng đã thanh toán nhưng chưa bàn giao hàng hóa/ dịch vụ

Nợ phải trả dài hạn - Non-current liabilities

 

Các nghĩa vụ dài hạn (dài hơn 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh)

 

Nợ tài chính dài hạn - Long-term financial liabilities

Bao gồm các khoản nợ phát sinh lãi như vay ngân hàng, trái phiếu thương phiếu…

 

Thuế TNDN phải trả - Deferred tax liabilities

Số thuế TNDN phải nộp trong tương lai do chênh lệch tạm thời giữa mục đích khai thuế và mục đích BCTC

Vốn chủ sở hữu

 

Vốn góp của chủ sở hữu - Contributed capital

Khoản vốn góp của chủ sở hữu

Vốn góp = Vốn cổ phần + Thặng dư vốn cổ phần

***Vốn cổ phần tính theo mệnh giá mỗi cổ phiếu (ở Việt Nam là 10,000/ cổ phiếu)

***Thặng dư vốn cổ phần là phần thặng dư của giá trị hợp lí so với mệnh giá

 

Cổ phiếu ưu đãi - Preferred shares

Có đặc điểm của cả cổ phần và nợ vay: cam kết cổ tức, không có quyền biểu quyết

 

Cổ phiếu quỹ - Treasury shares

Cổ phiếu được chính công ty mua lại nắm giữ nhưng chưa hủy bỏ

Cổ phiếu quỹ làm giảm vốn chủ sở hữu

 

Lợi nhuận giữ lại - Retained earnings

Là lợi nhuận tích lũy được ghi trên các kì báo cáo nhưng chưa được trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức

 

Thu nhập toàn diện khác lũy kế - Accumulated other comprehensive income

Bao gồm tất cả các thay đổi VCSH ngoại trừ thu nhập ròng và các giao dịch với cổ đông như phát hành cổ phiếu, mua cổ phiếu quỹ và trả cổ tức.

Thường là các khoản lợi nhuận chưa thực hiện hóa.

 

Lợi ích cổ đông không kiểm soát - Non-controlling interest/ minority interest

Xuất hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất.

Là phần vốn của công ty con do công ty mẹ kiểm soát nhưng không thuộc sở hữu của công ty mẹ.

Ví dụ 2: Bảng CĐKT phần nguồn vốn của CTCP Thế Giới Di Động

Bảng CĐKT phần nguồn vốn của CTCP Thế Giới Di Động

Bảng CĐKT phần nguồn vốn của CTCP Thế Giới Di Động

II. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm - Nguyên tắc cơ bản

  • Nguyên tắc ghi nhận doanh thu khi hàng hóa/ dịch vụ được chuyển giao cho người mua
  • Nguyên tắc phù hợp (matching principle) thì chi phí của lượng hàng/dịch vụ tạo ra doanh thu phải được hạch toán đồng thời với doanh thu
  • Tài sản cổ định cũng được chia ra khấu hao qua từng năm và hạch toán là chi phí.

2. Cấu trúc

 

Tiếng việt

Tiếng anh

Giải thích

+

Doanh thu

Revenue

Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng

-

Giá vốn hàng bán

COGS

Tổng giá vốn hàng/ dịch vụ bán ra

=

Lãi gộp

Gross profit

Lãi sau khi trừ đi giá vốn

-

Chi phí bán hàng

Selling expense

Các chi phí phát sinh thực tế nhằm phục vụ quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như phí môi giới, marketing, vận chuyển…

-

Chi phí QLDN

Administrative expense

Chi phí phát sinh trong việc tổ chức vận hành doanh nghiệp như:lương quản lý, đồ dùng văn phòng…

=

Lãi/ lỗ thuần HĐKD

Operating income

Lãi ròng công ty nhận được từ HĐKD cốt lõi

+/-

Lãi/ lỗ tài chính

Financial profit/loss

Lãi/ lỗ từ hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay

+/-

Lãi/ lỗ cty liên kết

Profit/loss from joint ventures and associates

Lãi/ lỗ từ các công ty liên kết mà doanh nghiệp sở hữu 20-50%

+/-

Lãi/ lỗ bất thường

Non-recurring items

Là các khoản lãi/ lỗ chỉ xuất hiện trên BCTC 1 lần và thường không xuất hiện lại nữa. ví dụ như: bán tài sản, bản mảng kinh doanh

=

Lợi nhuận trước thuế

Earnings before tax (EBT)

Lợi nhuận từ việc kinh doanh cốt lõi và các hoạt động khác chưa trừ đi thuế

-

Thuế TNDN

Tax expense

Thuế thu nhập doanh nghiệp

=

Lợi nhuận sau thuế

Net profit

Lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các chi liên quan

-

Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi

Bonus and welfare funds

 

chia CPLH

EPS

Earnings per share

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiểu

Ví dụ 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Thế Giới Di Động

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Thế Giới Di Động

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Thế Giới Di Động

III. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

1. Khái niệm - nguyên tắc cơ bản

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) cung cấp thêm những thông tin có ở báo cáo HĐKD. BCLCTT còn được xem một báo cáo HĐKD (trình bày theo pp kế toán dồn tích) được trình bày theo phương pháp kế toán tiền mặt (cash basis accounting). BCLCTT sẽ cung cấp những thứ sau

  • Những thanh toán tiền mặt và khoản nhận tiền mặt của công ty trong 1 kì kế toán
  • Thông tin về hoạt động kinh doanh, đầu tư và huy động vốn
  • Hiểu được tác động của các sự kiện theo kế toán dồn tích và tiền mặt

Dòng tiền cuối kỳ được xác định như sau

Những khoản mục trong BCLCTT đến từ 2 nguồn: (1) khoản mục trong báo cáo HĐKD, (2) những thay đổi trên bảng CĐKT. Dòng tiền ra và vào sẽ được hạch toán 1 trong 3 mục sau: dòng tiền kinh doanh (CFO), dòng tiền đầu tư (CFI), dòng tiền huy động vốn (CFF).

Tiền mặt cuối kỳ = tiền mặt đầu kì + CFO + CFI + CFF

Có 2 phương pháp trình bài BCLCTT: trực tiếp và gián tiếp. Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở mục dòng tiền kinh doanh (CFO)

2. Cấu trúc

  1. Tổng quan

Tổng quan báo cáo luân chuyển dòng tiền gồm các khoản mục sau:

Dòng tiền kinh doanh

Dòng tiền vào

Dòng tiền ra

Tiền thu khách hàng

Tiền trả lương và nhà cung cấp

Lãi và cổ tức nhận được

Tiền trả các chi phí khác

Bán chứng khoán kinh doanh

Mua chứng khoán kinh doanh

 

Tiền trả lãi vay

 

Tiền trả thuế

Dòng tiền đầu tư

Dòng tiền vào

Dòng tiền ra

Bán tài sản cố định

Mua tài sản cố định

Bán các chứng khoán vốn và nợ

Mua chứng khoán vốn và nợ

Phần gốc nhận lại từ tiền cho vay

Cho vay

Dòng tiền huy động vốn

Dòng tiền vào

Dòng tiền ra

Phát hành thêm nợ hoặc đi vay

Trả gốc cho các khoản vay

Phát hành thêm vốn

Mua cổ phiếu quỹ

 

Trả cổ tức cho cổ đông

Ví dụ 4: Bảng lưu chuyển tiền tệ CTCP Thế Giới Di Động

Bảng lưu chuyển tiền tệ CTCP Thế Giới Di Động

Bảng lưu chuyển tiền tệ CTCP Thế Giới Di Động

Bảng lưu chuyển tiền tệ CTCP Thế Giới Di Động

IV. SO SÁNH 2 PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN DÒNG TIỀN:

1. Phương pháp trực tiếp 

Ở phương pháp này, trong CFO, mỗi khoản mục của báo cáo hđkd sẽ được trình bày theo kế toán tiền mặt (cash-basis). Bao gồm:

   

Tiếng anh

+

Tiền thu khách hàng

Cash collections from customers

-

Tiền trả cho nhà cung cấp

Cash paid to supplier

-

Tiền trả cho chi phí hoạt động

Cash paid for operating expenses

-

Tiền trả lãi vay

Cash paid for interest

-

Tiền đóng thuế

Cash paid for taxes

=

Tổng dòng tiền kinh doanh 

Operating cash flow (CFO)

2. Phương pháp gián tiếp

Ở phương pháp này, dòng tiền CFO cuối cùng được xác định từ lợi nhuận ròng điều chỉnh một số thanh toán ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng nhưng không ảnh hưởng dòng tiền ví dụ như một số chi phí không phát sinh tiền (khấu hao tài sản), khoản mục không thuộc hoạt động kinh doanh cốt lõi và những thay đổi trong bảng CĐKT xuất phát từ phương pháp kế toán dồn tích.

  Mục Tiếng anh

Lợi nhuận ròng

   

Điều chỉnh cho các thành toán phát sinh và không phát sinh tiền của hđkd:

+

Khấu hao tài sản

Depreciation/ Amortization

+

Thuế TNDN hoãn lại

Deferred income taxes

-/+

Tăng/ giảm khoản phải thu

Increase in accounts receivables

-/+

Tăng/ giảm tồn kho

Increase in inventory

-/+

Tăng/ giảm chi phí trả trước

Decrease in prepaid expenses

+/-

Tăng/ giảm khoản phải trả nhà cung cấp

Increase in accounts payables

+/-

Tăng/ giảm các khoản phải trả dồn tích khác

Increased in accrued liabilities

=

Tổng dòng tiền kinh doanh

Operating cashflow

Trong bài viết này, FinSuccess đã giới thiệu cho bạn những kiến thức cốt lõi nhất của báo cáo tài chính. Phân tích BCTC là một việc cực kì trong quan trọng trong quá trình phân tích cổ phiếu. Ở tab phân tích cơ bản, chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về kỹ năng phân tích BCTC cũng như các chỉ số quan trọng nhé!

Vũ Thành Huy
Investment Analyst
Vũ Thành Huy

"Không có cổ phiếu nào gọi là nên hay không nên đầu tư. Tỉ trọng và thời điểm điều tiết được rủi ro. Một doanh nghiệp tốt chưa chắc là một khoản đầu tư tốt."


Có thể bạn quan tâm
Bài 15.1: Phân tích báo cáo tài chính (P1)

Bài 15.1: Phân tích báo cáo tài chính (P1)

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 13:55

Báo cáo tài chính (BCTC) là cách mà các công ty thể hiện hiệu suất tài chính của họ đến các nhà đầu...

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Bài 12: Hai trường phái phân tích lựa chọn cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 13:31

Sau khi hiểu được bản thân mình phù hợp với loại cổ phiếu nào thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để t...

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?

Trong quá trình đầu tư 2023-05-04 11:17

Bán cổ phiếu là một việc làm nghe chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để bảo toàn số vốn của mìn...

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Bài 14.1: Tổng quan về Phân tích Kỹ thuật (P.1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 17:01

Bên cạnh phân tích cơ bản, một trường phái khác cùng tồn tại song hành được nhiều nhà đầu tư sử dụng...

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Bài 14.2: Tổng quan về Phân Tích Kĩ Thuật (P.2) - Lý thuyết Dow

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 16:46

Nhắc đến phân tích kỹ thuật, lý thuyết Dow được xem là tiền đề không thể bỏ qua cho mọi trader. Bất...

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Bài 16: Các phương pháp định giá cổ phiếu

Trong quá trình đầu tư 2023-04-28 15:09

Bất kỳ nhà đầu tư nào trên thị trường để thành công đều phải trang bị cho mình khả năng định giá cổ...

Bài 13: Tổng quan về phân tích cơ bản

Bài 13: Tổng quan về phân tích cơ bản

Trong quá trình đầu tư 2023-04-26 14:53

Phân tích cơ bản (PTCB) là một trong những phương pháp quan trọng trong đầu tư chứng khoán, giúp nhà...

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Bài 18.2: 80 thuật ngữ chứng khoán (P.2)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:15

Một số thuật ngữ tiếp theo mà nhà đầu tư cần biết trong thị trường chứng khoán.

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Bài 18.1: 80 thuật ngữ chứng khoán (P1)

Trong quá trình đầu tư 2023-04-25 17:07

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực phức tạp, rủi ro và có nhiều thuật ngữ khó hiểu. Dưới đây là...

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Bài 19: Phương pháp xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Trong quá trình đầu tư 2023-03-28 11:10

Đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với nhiều người, thậm chí nó còn khá dễ dàng để tiếp cận: mở tài...