Khái niệm chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi hay còn được biết đến là "Certificate of Deposit", là một loại giấy tờ được phát hành bởi các tổ chức tín dụng và ngân hàng, mang lại lãi suất cao hơn so với sổ tiết kiệm thông thường nhờ vào kỳ hạn cố định của nó.
CCTG không cho phép rút tiền linh hoạt như sổ tiết kiệm thông thường nhưng đổi lại, nó đem lại lãi suất cao hơn, phù hợp cho các kế hoạch tiết kiệm dài hạn. CCTG lại có khả năng chuyển nhượng, giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần, làm cho chúng trở thành một công cụ đầu tư hiệu quả và linh hoạt.
Ảnh minh họa Chứng chỉ tiền gửi
5 loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến nhất trên thế giới
Chứng chỉ tiền gửi truyền thống (Traditional CD): Cung cấp lãi suất cố định, là lựa chọn lý tưởng cho những người tìm kiếm sự an toàn và dự đoán được lợi nhuận khi kỳ hạn kết thúc.
Chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng (Negotiable CD): Tính thanh khoản cao với khả năng mua bán trên thị trường thứ cấp, phù hợp cho các tổ chức tài chính lớn và nhà đầu tư tìm kiếm sự linh hoạt.
Chứng chỉ tiền gửi có thể mua lại (Callable CD): Ngân hàng có quyền mua lại trước hạn, đổi lại lãi suất thường cao hơn, thích hợp cho những ai sẵn lòng chấp nhận rủi ro để nhận lãi suất tốt hơn.
Chứng chỉ tiền gửi có thể gia hạn tự động (Bump-Up CD): Cơ hội tăng lãi suất nếu thị trường đi lên, cung cấp bảo vệ trước biến động lãi suất.
Chứng chỉ tiền gửi không chịu phạt rút trước hạn (No-Penalty CD): Linh hoạt cao với khả năng rút tiền trước hạn mà không mất phí, lý tưởng cho những người muốn giữ lựa chọn tiếp cận vốn của mình mà không lo lắng về khoản phạt.
Chứng chỉ tiền gửi tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi cũng là một sản phẩm tiết kiệm phổ biến được các ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp. Chủ yếu được phát hành bằng VND, nhưng cũng có một số ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Mặc dù có sự tương đồng với các loại chứng chỉ tiền gửi trên thế giới, nhưng phạm vi và đặc điểm của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhu cầu của thị trường.
Một số loại chứng chỉ tiền gửi tại Việt Nam:
- Chứng chỉ tiền gửi truyền thống: Tương tự như mô hình quốc tế, đây là loại chứng chỉ tiền gửi cơ bản nhất.
- Chứng chỉ tiền gửi có lãi suất thả nổi: Một số ngân hàng tại Việt Nam cung cấp loại chứng chỉ tiền gửi mà lãi suất có thể thay đổi theo thị trường hoặc theo chỉ số lãi suất cụ thể của ngân hàng.
- Chứng chỉ tiền gửi có thể tái tục: Một số chứng chỉ tiền gửi cho phép người gửi tiền tái tục kỳ hạn gửi khi đến hạn mà không cần phải rút tiền ra và gửi lại.
- Chứng chỉ tiền gửi online: Với sự phát triển của công nghệ, một số ngân hàng hiện nay cung cấp dịch vụ mở chứng chỉ tiền gửi trực tuyến, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng.
Chứng chỉ tiền gửi tại một số Ngân Hàng Tiêu Biểu trong giai đoạn 2022-2023
Ngân Hàng |
Số Tiền Tham Gia Tối Thiểu (VND) |
Kỳ Hạn (Tháng) |
Định Kỳ Trả lãi |
Lãi/Năm |
Bản Việt |
100.000.000 |
12 |
Cuối kỳ, hàng tháng |
7.9% |
Vietinbank |
100.000.000 |
1 - 36 |
Cuối kỳ, Hàng Tháng, Hàng Quý |
7% |
BIDV |
50.000.000 |
1 - 12 |
Định kỳ |
4.7% |
Agribank |
50.000.000 |
3 - 12 |
Định Kỳ |
7% - 8% |
Techcombank |
10.000.000 |
48 |
3 Tháng |
7% |
Sacombank |
1.000.000 |
84 |
Định Kỳ |
7.33% |
VPBank |
100.000
|
18 - 64 |
Cuối kỳ, Hàng Tháng, Hàng Quý |
7.5% - 8.7% |
MBBank |
100.000 |
12 |
Hàng Tháng |
4.5% - 8.6% |
Nguồn: Banking Websites, FISC Tổng Hợp
So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Đặt Điểm |
Chứng Chỉ Tiền Gửi |
Sổ Tiết Kiệm |
Mức tiền |
Có quy định về mức tiền tối thiểu tại mỗi ngân hàng theo thể lệ từng đợi phát hành. |
Không quy định |
Kỳ Hạn |
Kỳ hạn kéo dài: 6, 12, 18, 24 tháng và lên đến 84 tháng |
Kỳ hạn linh hoạt: 1, 2, 3, 6, 12, 24 tháng …. |
Lãi Suất |
Lãi suất khá cao, lên đến 10%/năm. Tuy nhiên, lãi suất dựa vào mức lãi suất điều hành của NHNN |
Mức lãi suất trung bình từ 4% - 7% |
Quy Mô |
Mức phát hành tuỳ vào mỗi đợt phát hành khác nhau giữa các ngân hàng |
Không hạn chế |
Mức Độ An Toàn |
Cả hai đều có mức độ an toàn cao đối với người gửi tiền, nhất là khi chúng được bảo hiểm bởi hệ thống bảo hiểm tiền gửi quốc gia hoặc tương đương. |
|
Tính Thanh Khoản |
- Tính thanh khoản không cao và tuỳ vào loại chứng chỉ tiền gửi sẽ có mức độ thanh khoản và lãi suất khác nhau. - Được phép chuyển nhượng, cầm cố và bảo lãnh. |
- Tính thanh khoản cao - Có thể thanh toán trước hạn, tuy nhiên chịu mức lãi suất không kỳ hạn thấp với 1%/năm |
Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi
Ưu Điểm
- Lãi suất cao: Chứng chỉ tiền gửi thường cung cấp lãi suất cao hơn so với sổ tiết kiệm thông thường.
- Đa dạng kỳ hạn: Các kỳ hạn đa dạng, cho phép người gửi tiền lựa chọn kỳ hạn phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân.
- Dễ dàng lập kế hoạch tài chính: Do lãi suất cố định, người gửi tiền có thể dễ dàng dự báo và lập kế hoạch cho thu nhập từ lãi.
- Bảo hiểm: Giống như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi cũng thường được bảo hiểm bởi hệ thống bảo hiểm tiền gửi quốc gia, giúp bảo vệ người gửi nếu ngân hàng gặp rủi ro.
- Thuận tiện: Có thể mua qua các kênh online hoặc tại quầy giao dịch, không đòi hỏi quá trình thủ tục phức tạp.
Nhược Điểm
- Phạt rút trước hạn: Thường có phí phạt cho việc rút tiền trước hạn, làm giảm lợi nhuận hoặc ảnh hưởng đến vốn gốc.
- Mức độ lãi suất cạnh tranh: Khi mặt bằng lãi suất giảm, chứng chỉ tiền gửi có thể không cung cấp lãi suất cạnh tranh so với các phương thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các sản phẩm đầu tư tài chính khác.
- Ảnh hưởng của lạm phát: Trong trường hợp lạm phát tăng cao, giá trị thực tế của tiền lãi có thể bị giảm sút.
- Phức tạp khi chuyển nhượng: Việc chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi có thể yêu cầu các thủ tục pháp lý phức tạp và có thể kèm theo chi phí.
Hãy follow FinSuccess để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích. Xem thêm nhiều bài viết về kiến thức tài chính tại đây.