1. Cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường có tỷ suất sinh lời tốt hơn
Cổ phiếu doanh nghiệp vốn hóa nhỏ thường có tỷ suất sinh lời tốt hơn cổ phiếu doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhờ quy luật số lớn, tỷ lệ trung bình là 3,6%/năm (*, từ năm 1927 đến năm 2009 theo một khảo sát).
Vốn hóa (Capitalization): được hiểu là tổng giá trị hiện tại của một công ty, trong một thời gian xác định. Vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại của một doanh nghiệp.
2. Cổ phiếu định giá rẻ
Cổ phiếu định giá càng rẻ, càng nên mua và nắm giữ, thời gian đủ lâu sẽ giúp tỷ suất sinh lợi của bạn vượt trội thị trường.
Mua những cổ phiếu rẻ dựa trên chỉ số P/E thấp hơn trung bình có thể mang lại lợi suất vượt trội so với thị trường là 3%/năm, lợi nhuận hàng năm đạt 14,2% (*). Với những cổ phiếu định giá càng thấp thì lợi suất outperform càng cao.
Mua cổ phiếu dựa vào định giá (chỉ số P/E thấp hơn trung bình) để vượt trội thị trường
3. Cổ phiếu trả cổ tức cao chưa chắc mang lại tỷ suất sinh lợi vượt trội thị trường
Khi đầu tư vào cổ phiếu trả cổ tức hằng năm, đừng tập trung vào tỷ suất cổ tức. Hãy đầu tư vào nhóm “cổ phiếu quý tộc” với tỷ lệ chi trả bền vững.
Cổ phiếu quý tộc (Dividend Aristocrats): là các công ty là thành viên của chỉ số chứng khoán S&P 500 và có cổ tức tăng trong hơn 25 năm liên tiếp.
4. Dòng tiền tự do cao giúp outperform
Doanh nghiệp với khả năng chuyển đổi lợi nhuận thành dòng tiền tự do sẽ vượt trội hơn so với doanh nghiệp không có được khả năng đó, vượt trội trung bình khoảng 5,3%/năm (*).
Thu nhập trên sổ sách không tốt bằng tiền mặt thực có trên sổ sách, do đó nên tập trung phân tích dòng tiền tự do (free cash flow), chỉ tiêu này tác động nhiều đến tỷ suất sinh lợi vượt trội thị trường mà cổ phiếu đó mang lại cho nhà đầu tư.
5. Bảng cân đối kế toán lành mạnh
Đầu tư vào các công ty có bảng cân đối kế toán lành mạnh vẫn tốt hơn.
Các công ty có tỷ lệ “tiền mặt và tương đương tiền/nợ” cao có khả năng bao phủ nợ tốt thì hoạt động tốt hơn các công ty có tỷ lệ “tiền mặt/nợ” thấp khoảng 8%/năm (*).
Bảng cân đối kế toán lành mạnh là tín hiệu tích cực để outperform index
6. Đừng chỉ nhìn vào biên lợi nhuận khi muốn vượt trội thị trường
Nếu công ty có biên lợi nhuận cao mà không có lợi thế cạnh tranh thì đầu tư sẽ không hiệu quả. Khi đó các đối thủ sẽ tham gia vào thị trường và giá quay lại mức trung bình.
7. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE
Đầu tư cổ phiếu có ROE đang cao và ổn định thì lợi suất đầu tư chỉ nhỉnh hơn thị trường một chút. Tuy nhiên, việc kết hợp các quy tắc phân bổ vốn với khả năng sinh lời cao vẫn là chiến lược tối ưu.
8. Xu hướng xung lực (momentum) được đánh giá cao
Trong ngắn hạn, thông thường cái gì tăng có xu hướng tiếp tục tăng và cái gì giảm có xu hướng tiếp tục giảm, trong đầu tư còn gọi là xung lực thị trường (Momentum).
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, đầu tư theo chiến lược xung lực tạo ra lợi nhuận 14,1%/năm, vượt trội so với các phương pháp thông thường là 3,6%/năm (*). Đây là chiến lược giúp vượt trội thị trường đã được nhiều nhà đầu tư thành công áp dụng.
Xu hướng xung lực (Momentum) được đánh giá cao trong đầu tư
9. Sự kết hợp hoàn hảo: chiến lược xung lực (momentum) + giá trị (value)
Kết hợp chiến lược xung lực và giá trị (giá trị xu hướng) giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận 21,2%/năm (từ 1964 đến 2009, *), vượt mức hơn so với trung bình 10%/năm. Đây là con số được đánh giá là khá cao, giúp danh mục outperform đáng kể.
10. Hành động nhất quán theo chiến lược ban đầu
Có rất nhiều chiến lược giúp vượt trội tỷ suất sinh lợi của thị trường (outperform), tuy nhiên tuân theo chiến lược đầu tư của bản thân là rất quan trọng.
- Theo định nghĩa, mọi chiến lược đều sẽ có lúc hoạt động kém hiệu quả, do đó kỷ luật và nhất quán là chìa khóa.
- Hãy giữ niềm tin vào chiến lược ban đầu, kết thúc sẽ tốt đẹp.
- Đầu tư là một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút.
(*): theo nghiên cứu của tác giả trong khoảng thời gian nhất định.
Trên đây là 10 cách để vượt trội thị trường (outperform index) mà team FinSuccess thu thập, đúc kết được. Hãy áp dụng vào quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như nắm giữ chứng khoáng của bạn để xem hiệu quả như thế nào nhé.
Cùng xem thêm các bài viết về chủ đề Tài chính cá nhân và bài học tại Đây nhé.