1. Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là công cụ của chính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế bằng cách thay đổi mức chi tiêu của chính phủ và mức thu thuế.
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là:
- Chi tiêu chính phủ: Bao gồm các khoản chi cho các hàng hóa và dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, quốc phòng và cơ sở hạ tầng.
- Thuế: Bao gồm các khoản thu như thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
2. Mục tiêu chính sách tài khóa và tác động đến nền kinh tế
2.1 Chính sách tài khóa mở rộng và thắt chặt
- Áp dụng khi: Nền kinh tế suy thoái.
- Mục tiêu: Kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp.
- Cách thức:
- Tăng chi tiêu chính phủ: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục, y tế,...
- Giảm thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp,...
- Tác động:
- Tăng tổng cầu: Khi người dân và doanh nghiệp có thêm tiền, họ sẽ chi tiêu và đầu tư nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Tăng tổng thu nhập quốc dân: Doanh nghiệp sản xuất nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người dân tăng lên.
- Tuy nhiên: Nếu không kiểm soát tốt, chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn đến lạm phát do lượng tiền trong lưu thông tăng cao.
2.2 Chính sách tài khóa thắt chặt:
- Áp dụng khi: Nền kinh tế phát triển quá mức, lạm phát cao.
- Mục tiêu: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế.
- Cách thức:
- Giảm chi tiêu chính phủ: Hạn chế đầu tư, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
- Tăng thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp,...
- Tác động:
- Giảm tổng cầu: Khi người dân và doanh nghiệp có ít tiền hơn, họ sẽ chi tiêu và đầu tư ít hơn, dẫn đến giảm sản xuất kinh doanh.
- Giảm tổng thu nhập quốc dân: Doanh nghiệp sản xuất ít hàng hóa, dịch vụ hơn, tạo ra ít việc làm, thu nhập của người dân giảm xuống.
- Kiềm chế lạm phát: Lượng tiền trong lưu thông giảm xuống, giúp giảm tốc độ tăng giá cả.
3. Sự tương tác chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, chính sách tài khóa đem đến ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ chế dẫn truyền của chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa thông qua các quyết định thu, chi, hoặc tác động lên lãi suất tác động trực tiếp và gián tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả, qua đó tác động lên lạm phát và kỳ vọng lạm phát.
Trong dài hạn, chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của chính sách tiền tệ. Nếu Chính phủ sử dụng một tài khóa kém bền vững (thâm hụt ngân sách và nợ Chính phủ tăng cao trong dài hạn) có thể làm ảnh hưởng đến niềm tin vào sức khỏe của nền kinh tế. Từ đó, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự bền vững của thị trường tài chính, gây ra bất ổn cho thị trường tài chính, ngoại hối, thậm chí làm sụp đổ cơ chế tiền tệ. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa còn ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài. Việc thu – chi ngân sách của chính sách tài khóa có tác động tiêu cực đối với quá trình phân bổ nhân lực, làm ảnh hưởng đến khả năng dòng tiền ngoại tệ, từ đó gia tăng rủi ro cho dòng vốn đầu tư vào trong nước.
Mọi người follow FinSuccess để đọc thêm nhiều bài viết về thị trường tài chính như này nhé!