1. Nguyên tắc phân bổ 50/30/20 (50/3020 Budget)
Nguyên tắc này hướng dẫn bạn chia thu nhập (income) thành 3 phần:
- 50% cho nhu cầu thiết yếu (Needs) như: nhà ở, thức ăn, mặc, đi lại, tiện ích (điện nước), bảo hiểm…
- 30% cho nhu cầu mong muốn (Wants) như: Giải trí, nhậu nhẹt, du lịch, trang sức…
- 20% cho tiết kiệm: trả nợ vay mua nhà định kỳ, trích lập dự phòng khẩn cấp (emergency fund), trích quỹ cho hưu trí và đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi, bất động sản).
2. Nguyên tắc 6 chiếc lọ
T. Harv Eker hướng dẫn mọi người rằng, với thu nhập được hàng tháng chúng ta có thể chia thành 6 phần tương ứng với các tỷ lệ như sau:
- 55% cho chi tiêu cần thiết: Tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe, ăn uống, sinh hoạt, các loại hóa đơn.
- 10% hưởng thụ: Đi du lịch, Spa, mua sắm, gặp gỡ bạn bè,…
- 10% khoản cho dài hạn: dùng để tích lũy mua nhà, mua xe, kết hôn, lo cho con cái…
- 10% cho giáo dục bản thân: mua sách, tham gia vào các khóa học,…
- 10% cho đầu tư và tự do tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…
- 5% từ thiện: giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn
3. Nguyên tắc 72 (The rule of 72)
Nguyên tắc giúp gia tăng động lực để tiết kiệm, nguyên tắc 72 cho bạn biết bao nhiêu năm thì số tiền đầu tư bạn sẽ gấp đôi, với một lãi suất đầu tư kỳ vọng. Bạn cứ lấy 72 chia cho tỷ suất sinh lời sẽ được số năm.
Ví dụ một năm bạn có thể đầu tư tạo ra tỷ suất sinh lời 15%, thì số năm để tiền bạn tăng gấp đôi là 4.8 năm.
4. Nguyên tắc 401k (401k Match Rule)
Nguyên tắc này phổ biến ở nước ngoài, Việt Nam hiện tại chủ yếu người lao động sẽ trích lương cố định quanh 8% mỗi tháng cho Bảo Hiểm Xã Hội. Nhưng nước ngoài họ cũng sẽ trích số tiền cố định theo % lương hàng tháng để gửi vào các quỹ hưu trí để đầu tư (pension fund), phần tiền này sẽ được các quỹ đầu tư tham gia trên thị trường tài chính và sau đó sẽ trả lời khi người lao động về hưu, người lao động sẽ có phần tiền đáng kể để an tâm cho mục tiêu tài chính trong tương lai.
5. Nguyên tắc 3 lần quỹ khẩn cấp (3x emergency fund)
Nguyên tắc này yêu cầu bạn phải trích lập khoản 3 – 6 tháng thu nhập thành quỹ dự phòng để có thể tránh rủi ro vỡ kế hoạch chi tiêu khi bị thất nghiệp (bạn có thể để tiền trong tài khoản ngân hàng, hoặc gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn). Đây cũng là nguyên tắc giúp bạn dự phòng trong trường hợp xấu xảy ra.
6. Nguyên tắc tiết kiệm tự động (Automation Rule)
Giống như nguyên tắc 401k, bạn sẽ trích trước phần thu nhập của cá nhân để đi đầu tư, sau đó sẽ chi tiêu cho phần tiền còn lại, và việc này phải làm một cách tự động. Một số app tại ngân hàng đang có thể thực hiện việc này bằng cách cắt tiền tự động hàng tháng của bạn, điều này giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm và đầu tư một cách nguyên tắc.
7. Nguyên tắc thêm cái mới, loại cái cũ (Item in, Item out Rule)
Nguyên tắc này có nghĩa là, nếu bạn mua thứ gì đó, phải loại bỏ một thứ khác ra, ví dụ bạn mua 1 đôi giày mới, phải cho/tặng/bán một đôi giày cũ hiện tại ban đang mang. Nếu làm được việc này sẽ giúp bạn tối giản hơn, và từ đó cũng có thể tiết kiệm và có thể dễ dàng cân bằng cuộc sống.
8. Quy tắc 1% cho các giao dịch bốc đồng (1% rule for impulse buys)
Sử dụng nguyên tắc 1% để kiềm chế các giao dịch bốc đồng của bản thân, để tránh mua những món đồ không cần thiết và từ đó có thể tiết kiệm cho bản thân.
Nguyên tắc này có thể sử dụng như sau: nếu bạn muốn mua một món đồ mà có giá trị lớn hơn 1% thu nhập của bản, thì hãy dừng lại và suy nghĩ 3 ngày, nếu sau 3 ngày mà bạn vẫn thấy mình cần, thì hãy mua nó.
Ví dụ thu nhập 1 năm bạn là 500 triệu, nếu mua món nào đó quá 5 triệu (1% x 500 triệu) thì nên suy nghĩ 3 ngày trước khi action mua.
Còn nhiều nguyên tắc khác nữa về tiết kiệm và đầu tư, FinSuccess sẽ viết tiếp để gửi đến các bạn trong thời gian tới. Hy vọng bài viết sẽ là hành trang quý báo cho hành trình hướng tới tự do tài chính của bạn.