1. Quá tự tin
Sự tự tin của nhà đầu tư trong quyết định đầu tư của họ CAO HƠN rất nhiều so với độ chính xác thực sự của quyết định đầu tư đó. Điều này đặc biệt phổ biến ở các nhà đầu tư mới. Tự tin chính là con dao 2 lưỡi có thể giết chết một nhà đầu tư bất cứ lúc nào thông qua các quyết định đầu tư thiếu sự cân nhắc và tính hiệu quả.
Dưới đây là cách Finsuccess đã tận dụng hoàn hảo hiệu ứng Dunning-Kruger trong thời gian qua:
Có thể thấy, Cách “chữa” sai lầm quá tự tin là phải trải nghiệm. Nhà đầu tư phải trải nghiệm từ lúc đạt được hưng phấn khi danh mục sinh lời cao, lúc phân vân không biết nên bán hay gồng lỗ vì mọi thứ bắt đầu rẽ hướng khác so với nhận định ban đầu, tới lúc thất vọng và cảm thấy đầu tư thật không dễ dàng! Và cuối cùng nhà đầu tư nhận ra thị trường và đầu tư thực tế khá phức tạp, đó chính là lúc tích lũy được kinh nghiệm.
Chính chúng tôi cũng đã từng mất tiền với một số cổ phiếu với đầy tự tin và cho rằng "chắc chắn thắng". Kể từ đó, chúng tôi đã học được 3 điều sau:
- Sử dụng bảng danh sách theo dõi diễn biến của những mã chứng khoán cụ thể mà tôi đang theo dõi hoặc đầu tư
- Tăng tỷ trọng ở những điểm giá tốt hơn
- Chấp nhận một sự thật rằng: Bản thân có thể sai rất nhiều lần nhưng thị trường thì luôn đúng.
2. Sai lầm tự đề cao (Self-Attribution)
Nhiều nhà đầu tư khi thành công với mã cổ phiếu nào đó và mọi thứ có lẽ đi đúng hướng, họ luôn tự quy kết quả thành công đó là nhờ năng lực của chính mình. Nhưng ngược lại, khi mọi thứ đi sai hướng, họ lại gán những kết quả tiêu cực đó là do các yếu tố bên ngoài.
Hãy thừa nhận rằng may mắn là phần không thể thiếu của một thương vụ đầu tư! Finsuccess nhận định rằng một hệ thống đầu tư tốt sẽ mang đến 2 điều tuyệt vời cho nhà đầu tư: TĂNG tỷ lệ may mắn và GIẢM rủi ro không may.
Dưới đây là tỷ lệ của một cổ phiếu ngẫu nhiên được đầu tư thành công. Nếu danh mục của bạn đạt được kết quả tốt hơn so với những tỷ lệ này thì chứng tỏ hệ thống của bạn đang hoạt động rất tốt:
Phía dưới là kết quả cập nhật hiệu suất đầu tư của danh mục FinSuccess và VNIndex gia đoạn từ tháng 5. Có thể thấy khi áp dụng danh mục FinSuccess đã Outperform thị trường khi tăng 27.3% sau 2 tháng, vượt trội 16% so với VNIndex:
*Cập nhật danh mục đầu tư của Finsuccess
3. Sai lầm đánh giá ngắn hạn (Recency Bias)
Có một sự thật rằng, thay vì đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng lâu dài hoặc nhìn nhận tổng thể, rất nhiều nhà đầu tư đánh giá một cổ phiếu/thị trường chứng khoán dựa trên xu hướng gần đây của nó và kỳ vọng rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn mãi mãi. Đây là một trong những lý do khiến việc đánh giá một cổ phiếu sẽ không chính xác, dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu quả.
Vậy làm cách nào để tránh khỏi điều này? Finsuccess sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra 2 giải pháp mà chúng tôi đã áp dụng thành công nhằm đem đến hiệu suất danh mục Outperform thị trường như hiện tại:
- Nghiên cứu lịch sử thị trường để chống lại sai lầm ngắn hạn của bản thân: Bằng cách tìm hiểu về diễn biến và biến động của thị trường trong quá khứ, chúng ta có cơ hội nhìn nhận tổng thể và không dựa quá nhiều vào thông tin gần đây để đưa ra quyết định đầu tư.
- Giải ngân theo trung bình giá để tối thiểu hóa rủi ro: Hãy đầu tư một số tiền cố định vào cổ phiếu đó thường xuyên, bất kể thị trường lúc đó đang tăng hay giảm. Việc này giúp tránh bị ảnh hưởng quá mức bởi sự biến động ngắn hạn của thị trường và tận dụng lợi ích của việc đầu tư theo thời gian.
4. Sai lầm neo giá mua (Anchoring bias)
Nhà đầu tư quá nhấn mạnh vào tầm quan trọng vào một thông tin hay điểm mua ban đầu. Ví dụ, khi bạn thấy một cổ phiếu có giá 10.000đ, bạn không mua. Sau đó giá cổ phiếu tăng lên 20.000đ, bạn vẫn không mua ở mức giá 20.000đ vì bạn cảm thấy bạn đã có thể mua được ở mức giá 10.000đ, mặc dù cổ phiếu này vẫn là một cơ hội đầu tư tốt! Bạn tự đưa ra quyết định "Tôi sẽ mua khi nó giảm về 10.000đ". Và sau đó khả năng bạn sẽ đầy tiếc nuối khi giá vọt tăng thẳng lên 30.000đ, 40.000đ là rất cao.
Nên nhớ, xu hướng thị trường là điều rất quan trọng, bạn quan sát thấy giá đã tăng lên 20.000đ chứng tỏ thị trường đã chứng minh được xu hướng tăng của cổ phiếu, rủi ro sẽ thấp hơn khi bạn mua giá 10.000đ ban đầu.
Giải pháp: Hiểu rằng những người thắng thường tiếp tục thắng và những người thua thường tiếp tục thua. Nếu một cổ phiếu tăng giá vì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó là tốt, hãy đặt câu hỏi:
"Nếu tôi mua hôm nay, tôi có thể vẫn thắng không?"
Bạn đã có câu trả lời cho mã cổ phiếu mình đang neo giá mua hiện tại rồi chứ?
5. Sai lầm sợ mất mát (Loss Aversion Bias)
Nhà đầu tư sở hữu một cổ phiếu đang giảm giá và công ty không có kết quả hoạt động tốt. Trên thực tế, cảm giác lo lắng khi gồng lỗ sẽ khó khăn gấp 3 lần so với cảm giác vui vẻ khi chốt lời. Nhà đầu tư thường tự an ủi bản thân:
"Tôi sẽ bán khi tôi thu hồi vốn"
Nhưng có một sự thật quan trọng rằng, ngay cả khi thu hồi được vốn, thời gian đó bạn có thể cắt lỗ và đầu tư vào một khoản khác mang đến lợi nhuận gấp 2, gấp 3 khoản lỗ đấy. Hãy nhớ rằng, thời điểm là rất quan trọng!
Vậy Nhà đầu tư có thể có giải pháp nào? Đó chính là “Tạo ra các quy tắc để cắt lỗ và tuân thủ theo đó”. Quy tắc số 1 của Finsuccess là: “Bán nếu giả định ban đầu của tôi không còn đúng”, bởi nhận định của bản thân có thể sai, nhưng phản ánh của thị trường thì luôn đúng. Đây là lý do tại sao việc ghi chép diễn biến của danh mục đầu tư rất hữu ích như đã nêu ở sai lầm ngắn hạn.
Khi nào nên cắt lỗ hay chốt lời 1 cổ phiếu? Cùng tìm hiểu qua Bài 17: Khi nào thì bán cổ phiếu?
Vậy bạn đã và đang mắc phải lỗi nào trong 5 sai lầm mà Finsuccess đã đề cập trên? Nếu có thì cũng đừng vội quan ngại, hãy nhanh chóng áp dụng các giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở trên nhé!