1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Xu hướng phục hồi tiếp tục diễn ra, đồng Yên Nhật phục hồi đáng kể với mức tăng trong tuần đạt 1.36% sau thông tin lạm phát của nước này quay lại làm tăng xác xuất Chinh Phủ sẽ tăng lãi xuất trong các lần họp tiếp theo.
Khu vực Đông Nam Á: Khu vực Đông Nam Á biến động không đáng kể với phạm vi giao động quanh 0.5%. Tỷ giá VNDUSD trong tuần tiếp tục đi ngang, YTD ghi nhận giảm 4.91%.
Nguồn: TCSC
2. Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa trong tuần diễn biến ảm đạm, khí thiên nhiên giảm nhẹ 2.26% trong khi dầu Brent và WTI tăng nhẹ. Nhóm kim loại và nông sản không biến động đáng kể trong tuần.
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Trong tuần chỉ số VIX tăng 3.86%, tăng lên mốc 13.2 trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ nhiều thông tin trái chiều đan xen lẫn nhau.
Chỉ số Dollar: Chỉ số DXY trong tuần tiếp tục giao động quanh vùng 105 – 106, không ghi nhận biến động đáng kể.
Nguồn: TCSC
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: DowJones trong tuần tăng 1.61%, S&P500 tăng 0.75% sau khi Mỹ công bố số liệu bán lẻ có phần yếu đi, khu vực Châu Âu trong tuần cũng phục hồi tốt sau khi các ngân hàng TW quốc gia điều chỉnh lãi suất.
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Thị trường châu Á tiếp tục một tuần phân hóa nhưng đà phục hồi chiếm chủ đạo, mức tăng mạnh nhất thuộc về Indonesia (+2.88%). Việt Nam trong tuần tăng nhẹ 0.57%, YTD ghi nhận đạt 13.28%.
Nguồn: TCSC
6. Thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: Trong tuần khối lượng giao dịch tương đối ảm đảm quanh 0.8 tỷ USD/phiên và giảm khoảng 10% so với tuần qua, P/E trailing đạt 14.3x, cao hơn mức trung bình.
TSSL theo ngành: Trong tuần nhóm Viễn Thông và Công nghiệp có mức tăng mạnh nhất lần lượt đạt 18.05% và 6.23%.
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh:
Trong tuần khối ngoại tiếp tục bán ròng 4961 tỷ, tập trung các mã FPT, HPG, VND. Tự doanh bán ròng 301 tập trung FPT, SAB, FUEKIV30.
Nguồn: TCSC