1. Biến động thị trường tiền tệ
Các nền kinh tế lớn: Trong tuần ghi nhận mức phục hồi từ đồng Won của Hàn Quốc và ghi nhận giảm đối với các đồng tiền tệ còn lại, mức giảm mạnh nhất thuộc về Yên Nhật trong tuần và cũng là đồng tiền có mức giảm mạnh nhất từ đầu năm lần lượt -1,7% và -5,01%.
Khu vực Châu Á: Thị trường tiền tệ khu vực Châu Á cũng điều chỉnh theo xu hướng chung của toàn cầu, VND trong tuần không gặp áp lực điều chỉnh so với các đồng khác trong khu vực.
2. Thị trường hàng hóa
Nhóm năng lượng đã có sự phục hồi trong tuần, Khí thiên nhiên ghi nhận mức tăng 13,33%, Diezel 5,3% tuy nhiên YTD của hầu hết mặt hàng đều giảm sâu. Nhóm kim loại ghi nhận phục hồi đối với nhôm (3,2%) và thép (5%), giảm ở các nhóm kim loại còn lại. Nông sản ghi nhận giảm ở ngô và đậu nành.
3. Diễn biến Chỉ số VIX và DXY
Chỉ số VIX và S&500: Chỉ số VIX tuần giảm 5,55% và tiếp tục nằm quanh mốc 16 -17, trong tuần có thời điểm VIX chạm mốc 18.
Chỉ số Dollar: Tuần này chỉ số DXY tăng 1.55% lên gần mốc 104 sau khoảng thời gian hơn 2 tháng quanh vùng 101 – 102. Nếu DXY không suy giảm sẽ gây áp lực tỷ giá lên thị trường tiền tệ.
4. Thị trường chứng khoán Toàn Cầu
Tỷ suất sinh lợi: Chứng khoán Châu Âu có một tuần phục hồi sau khi giảm liên tiếp 2 tuần. Chứng khoán Châu Á có sự phân hóa theo khu vực.
Chỉ số P/E: Nhìn chung sự phục hồi thị trường giúp định giá thị trường tiếp tục tăng, hiện tại P/E đã tiệm cận mốc 15.
5. Tình hình thị trường chứng khoán Châu Á
Thị trường chứng khoán Châu Á ghi nhận mức tăng 0.82% và YTD là 6,28%. Xu hướng giảm chiếm phần lớn tuần vừa qua, Việt Nam trong tuần không thay đổi và YTD hiện tại là 5.96%.
6. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối lượng giao dịch và định giá: Hiện tại P/E quanh mốc 14.55, có cải thiện nhẹ so với tuần trước, Khối lượng giao dịch tiếp tục cải thiện 18% so với tuần rồi và đang duy trì trên 0.5 tỷ USD.
TSSL theo ngành: Tuần này ghi nhận mức tăng mạnh nhất của nhóm năng lượng (+2,29%) và Bất động sản (+1.61%). Nhóm giảm mạnh nhất thuộc công nghiệp (-2,34%).
Tình hình mua bán nước ngoài và tự doanh: Nước ngoài ghi nhận mua ròng 979 tỷ chủ yếu từ thoả thuận của mã STG. Tự doanh mua ròng nhẹ 7 tỷ chủ yếu các chứng chỉ quỹ.