Sự trỗi dậy của BRICS
Khu vực Trung Đông đang tìm ẩn một cuộc chiến với quy mô lớn khi cả 2 nhóm địa chính trị trong thời gian gần đây đã và đang ngày một phát sinh nhiều xung đột gay gắt, trong đó:
- Nhóm thứ nhất bao gồm Mỹ đứng đầu và các đồng minh Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ai Cập, Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain.
- Ngược lại, nhóm đối đầu bao gồm bao gồm Iran, Syria, lực lượng Houthis ở Yemen, Hezbollah ở Lebanon, một số nhóm Palestine (bao gồm cả Hamas) và một số nhóm quân sự. khác ở Iraq. Iran là quốc gia tài trợ chính cũng như một thanh viên thuộc BRICS, tổ chức có sự góp mặt của Nga và Trung Quốc.
Bản đồ các quốc gia phân theo các cực chính trị
Trong bối cảnh hiện tại thì cả 2 phe đại diện cho xung đột giữa 2 khối NATO và BRICS. Khác với tình trạng của Nga hay Trung Quốc thì nhóm đối đầu hiện tại không sở hữu bất kì vũ khí hạt nhân để có thể thực hiện các đàm phán ngang bằng với khối còn lại, điều này khiến các xung đột có xu hướng bạo lực và man rợ hơn.
1. Tình hình tại một số quốc gia khu vực Trung Đông
Tại dãy Gaza, mặc dù Israel đã tấn công và gây thiệt hại ở quy mô lớn tại khu vực này nhưng vẫn không thể tiêu diệt được lực lượng Hamas mặc dù được cho là vượt trội về mặt quân sự.
Thủ lĩnh mới của lực lượng Hamas
Tại Syria, quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của phe đối đầu sau nhiều nổ lực nhằm xóa bỏ vị trí Tổng thống Syria Bashar Al Assad nhằm thay thế một người khác dễ kiểm soat hơn.
Tổng thổng của Syria
Tại Iraq, sau khi lật đổ thành công Saddam Hussein (Cựu tổng thống của Iraq) và tưởng chừng như dưới sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ giúp tình hình chính trị của nước này ổn định nhưng mọi chuyện lại đi theo hướng khác khi nhóm hồi giáo Shia tại Iraq nắm quyền lực và xung đột ngày các nặng nề giữa các dòng Hồi Giáo khác. Đây vẫn là một đồng minh của phe đối đầu mặc cho lực lượng quân sự tại Mỹ vẫn còn đang đóng quân ở đây.
Thủ tướng Mohammed Shia al-Sudani của Iraq
Tại Yemen, mặc do sự nghèo khó và lạc hậu nhưng vẫn là một lực lượng đầy nguy hiểm và điều này thể hiện rõ trong sự kiên gián đoạn chuỗi cung ứng tại Biển Đỏ vừa qua.
Lực lượng Houthi tại Yemen
Cuối cùng là Iran, là quốc gia dẫn đầu cho phe đối kháng và là mồi lửa chính cho một trật tự đa cực của BRICS trên toàn khu vực. Mặc cho sự can thiệp từ Mỹ, kinh tế Iran vẫn mở rộng nhờ hợp tác với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.
Người dân bức xúc trước cái chết của thủ lĩnh Hamas
2. Một số nhận xét
Mặc dù vị thế tại NATO có ảnh hưởng nhất định nhờ vào tiềm lực quân sự và công nghê tiên tiến. Tuy nhiên khi nhìn một cách tổng quat thì động lực chính trị đang có chiều hướng nghiêng về phía phe đối kháng và điều này làm giảm ảnh hưởng của NATO lên khu vực.
Nếu xung đột leo thang sẽ không đảm bảo một chiến thắng cho Mỹ và phía đồng minh trong khi quy mô thiệt hại là rất lớn. Trong khi việc hòa hoãn và đàm phán có thể khiến trật tư khu vực Trung Đông sẽ trổi dậy, các biến số lúc này vẫn khó đo lượng và cần theo dõi thường xuyên hơn.