Quân Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10/2023
1. Nguồn gốc xung đột
1.1 Vùng Đất Thánh của người Israel
Bắt đầu từ thời điểm trước công nguyên, khi cuốn Kinh Thánh mà người Israel tôn sùng nhắc đến khu vực bao gồm Palestine, Israel, dãy Gaza và West Bank hiện nay là “Vùng Đất Thánh” mà Chúa đã ban tặng cho tổ tiên người Do Thái. Chính vì vậy khu vực này có rất nhiều giá trị văn hóa đối với người Israel. Tuy nhiên, tại thời điểm đó Đế Quốc Assyria (một trong những đế quốc mạnh nhất bấy giờ) đã xâm lược khu vực này, mở đầu cho phòng trào di dân của dân tộc Do Thái.
1.2 Phong trào Sion và cuộc di dân của người Do Thái
“Palestine” là thuật ngữ hay gọi của người Philistine (một tộc người sống du nhập vào cộng đồng người Do Thái) và đây cũng là cái tên được sử dụng cho khu vực này trong suốt chiều dài lịch sử. Khu vực này đã trải qua sự xâm lược của rất nhiều các đế quốc lớn, tuy nhiên những diễn biến quan trọng bắt đầu những năm cuối thế kỷ 19 khi mà Palestine bị thống trị bởi Ai Cập thì Đế Quốc Anh đã can thiệp tại khu vực này.
Chủ nghĩa Sion hay còn gọi là Chủ nghĩa phục quốc Do Thái do Theodor Herzl (1860-1904) sáng lập với lời kêu gọi về một quốc gia của người Do Thái, chính vì vậy mà phong trào nào khuyến khích quay trở lại quê hương chính là Palestin lúc bấy giờ. Cuộc di dân lần thứ nhất bắt đầu khi một nhóm người Do Thái rời khỏi khu vực Đông Âu đang hết sức phức tạp để an cư lập nghiệp và lần thứ hai khi nạn diệt chủng diễn ra tại Nga.
Herzl thành lập Tổ chức Phục quốc Do Thái và thúc đẩy việc nhập cư của người Do Thái vào Palestine
Đỉnh điểm khi mà nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã diễn ra đã khiến phong trào nhập cư đến Palestine tăng mạnh (tăng từ 6% năm 1918 đã lên đến 33% năm 1947). Chính vì sự gia tăng mạnh này đã gây nên những xung đột giữa người nhập cư và người Ai Cập trong khu vực.
Người Do Thái đang bị Đức Quốc Xã tập trung và đưa tới phòng hơi ngại tại Auschwitz
1.3 Palestine bị chia cắt, chiến sự bùng nổ
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181 (II), thực hiện kế hoạch phân chia vùng đất Palestine thành một nhà nước của người Ả Rập và một nhà nước của người Do Thái. Người Ả rập đã không chấp nhận quyết định này và quyết định phát động chiến tranh.
Phần thắng lợi thuộc về Israel khi mà nước này trong cuộc “chiến tranh 6 ngày” đã chiếm được khu vực Đông Jerusalem, Dải Gaza, bán đảo Sinai. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.
2. Những rủi ro tiềm ẩn từ chiến sự Israel và Palestine
Năm 2005, Israel thông báo rút quân đội và người dân đang định cư tại Gaza và trả lại khu vực cho Palestine. Tuy nhiên, nội bộ Palestine lúc này đã xảy ra xung đột giữa 2 phe Fahta và Hamas trong nước với kết quả thắng cuộc thuộc về Hamas. Lúc này Israel với lý do lo ngại lực lượng Hamas sẽ tấn công vào lãnh thổ nên vẫn duy trì các hoạt động phòng hộ quân sự quanh khu vực Palestine, từ đó dẫn đến giao tranh thường xuyên bất chấp các nổ lực hòa giải từ phía cộng đồng Quốc tế.
Sụ thay đổi lãnh thổ của Palestine và Israel từ 1917 đến 1995
2.1 Các thế lực phía sau cuộc chiến
Ngày 07/09/2023, phóng viên từ phía Hamas cho biết cuộc tấn công vào Israel đã được sự ủng hộ từ phía Iran và cũng cùng thời điểm tổng thống Mỹ Biden cũng bày tỏ quan điểm cứng rắn rằng sẽ hỗ trợ an ninh cho Israel.
Cập nhật tình hình chiến sự đến ngày 10/10/2023, số ca tử vong đã vượt 1200 người ở Israel và 900 người ở dãy Gaza và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tổng thống Putin cũng đã có những phát biểu chỉ trích đối với Mỹ khi mà quốc gia này chỉ muốn đơn phương giàn xếp hòa bình giữa 2 quốc gia mà không cân nhắc đến lợi ích của người dân Palestine.
2.2 Chiến sự leo thang sẽ khiến ảnh hưởng đến giá dầu thế giới
Tính đếm 2022, khu vực Trung Đông đang chiếm khoảng 33% tổng lượng dầu sản xuất toàn cầu, trong đó lần lượt Iran và Ả rập chiếm 3,4% và 17,2%. Việc Iran tham gia trực tiếp vào chiến trường sẽ làm dấy lên những lo ngại đến giá dầu, tuy nhiên hiện tại phía Iran vẫn chưa xác nhận tin tức ủng hộ, tuy nhiên trong trường hợp phía các điều tra viên của Mỹ phát hiện có thể sẽ siết chặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Thông tin từ phía Israel cho biết mặt trận phía Nam cũng bị tấn công bởi lực lượng Hezbollah của Lebando (cũng được Iran hậu thuẫn) làm dấy lên rủi ro chiến tranh lan rộng sang các nước khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó Ả rập vẫn chưa đưa ra bất kỳ quan điểm nào về cuộc chiến, tuy nhiên vẫn sẽ có những biện pháp giúp ổn định giá dầu khi chiến sự leo thang, Ả rập và Israel trước đây chưa từng có một mối quan hệ ngoại giao chính thức do những quan điểm đi ngược nhau tại khu vực Palestine nhưng đang đươc củng cố lại trong thời gian gần đây thông qua trung gian là Hoa Kỳ.
3. Thống kê tỷ suất sinh lời của các tài sản tại Mỹ qua các cuộc chiến tranh
Tùy vào quy mô cuộc, thời gian và khu vực xảy ra chiến tranh sẽ tác động đến tình hình kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Theo Massimo Guidolin và Eliana La Ferrara trong nghiên cứu "Tác động kinh tế của các xung đột bạo lực: Bằng chứng từ phản ứng của các lớp tài sản" đã đưa ra kết luận rằng có bốn tác động của xung đột đối với thị trường tài sản:
- Các xung đột tính chất Quốc Tế tác động mạnh hơn so với xung đột Nội bộ. Các cuộc xung đột ngắn thậm chí làm tăng lợi nhuận cho rổ cổ phiếu thuộc Dow Jones.
- Giá hàng hóa phản ứng mạnh với các sự kiện Trung Đông.
- Chiến tranh thường gây mất giá đồng USD so với các đồng còn lại
Xét riêng thị trường chứng khoán, các xung đột diễn ra gây nên thường gây những cú "shock" ngắn hạn đến tâm lý nhà đầu tư nhưng xét trong thời gian toàn bộ cuộc chiến thì thị trường vẫn tăng trưởng một cách ổn định.