1. Sau nhưng lần nâng trần nợ thành công, các tài sản phản ánh tích cực như thế nào?
Trong "drama" căng thẳng trần nợ công năm 2011, các tài sản an toàn có xu hướng thu hút dòng tiền ẩn trú, tiêu biểu là Vàng và Trái phiếu Chính phủ Mỹ 30 năm. Trong khi đó, các tài sản rủi ro như cổ phiếu thường có tỷ suất sinh lời không tốt khi căng thẳng diễn ra.
Tuy nhiên, cổ phiếu lại có xu hướng hồi phục mạnh mẽ sau quá trình nâng trần nợ thành công. Thống kê lợi suất của S&P500 sau 3 căng thẳng trần nợ những năm 1995, 2011 và 2013. S&P500 có mức sinh lời 12.8% sau 12 tháng nâng trần nợ thành công.
2. Thị trường chứng khoán Mỹ vượt trội từ đầu năm: ai gồng gánh và định giá có quá mắc?
Kể từ đầu năm, chỉ số S&P500 có hiệu suất 8.1%, Chỉ số công nghệ Nasdaq thậm chỉ có mức tăng trưởng 21.3% kể từ đầu năm trong khi lãi suất Fed cao kỉ lục...
Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ lãi suất thực (đã trừ đi tác động của lạm phát), Chỉ số Nasdaq và Russell 2000 (chỉ số nhạy cảm cao với lãi suất) đang thể hiện tương quan ngược mạnh mẽ so với lợi suất thực Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm.
Thị trường Mỹ đang thể hiện sự phân hóa cao và dòng tiền đang tập trung vô một số cổ phiếu nhất định. Theo thống kê, chỉ có 29% số cố phiếu của SP500 có mức tăng vượt trội so với chỉ số chung.
Top 20 cổ phiếu lớn nhất chỉ chiếm 29.17% tỉ trọng vốn hóa nhưng đóng góp 7.08% trong mức tăng 7.55% của chỉ số S&P500.
VẬY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ CÓ ĐANG "OVERVALUED"?
Dưới định giá PE thì S&P500 đang ở mức quanh 24.x, ngang so với định giá PE trung bình 30 năm. Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ tỷ suất cổ tức so với Trái phiếu chính phủ, tỷ suất cổ tức S&P 500 đang ở mức rất thấp (định giá cao), ngang với giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008. Vậy thì định giá của S&P500 là cao hay hợp lí tùy thuộc góc nhìn của từng NĐT.
3. Lạm phát toàn cầu tiếp diễn xu hướng suy giảm
Lạm phát một số nước trên thế giới so với xu hướng lạm tăng trước đây...
4. Rủi ro hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn tăng chậm dần đều
Rủi ro "bank run" có dấu hiệu vẫn tiếp diễn. Số liệu công bố tuần trước cho thấy dòng tiền chảy vào thị trường tiền tệ (money market) tiếp tục tăng mạnh mẽ kỉ lục từ đầu năm, thêm 47 tỉ USD và chạm mốc kỉ lúc 5,390 tỉ USD. Điều này là tín hiệu cho thấy người gửi tiền sẽ tiếp tục xu hướng rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng để chuyển vào thị trường tiền tệ.
Tiền gửi tiếp tục có xu hướng rút khỏi các ngân hàng nhỏ và tập trung mạnh ở các ngân hàng lớn. Ngân hàng JP Morgan đang chiếm 13% tổng tiền gửi hệ thống ngân hàng Mỹ và 21% các khoản vay tín dụng, lớn hơn bất kì ngân hàng thương mại nào khác và ngày càng gia tăng.
5. FED sẽ tiếp tục mạnh tay trong việc nâng lãi suất đến cuối năm
Thị trường đang đặt cược 65.4% FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0.25% trong kì họp tháng 6 và sẽ không có đợt hạ lãi suất nào đến tháng 11 năm nay.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!