1. Hệ thống tài chính Mỹ vững vàng bất chấp bất ổn vĩ mô
Những người vay nợ lớn nhất đang cầm nhiều tiền mặt nhất. Nhìn vào kết quả khảo sát của FED về tình hình tài chính người tiêu dùng, 10% hộ gia đình có thu nhập cao nhất đang đồng thời vay và nắm giữ nhiều tiền mặt hơn.
Trong khi đó, các yếu tố rủi ro khác như tỷ lệ vốn điều chỉnh điều chỉnh rủi ro, chỉ số VIX, chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp và thị trường mới nổi hay rủi ro thanh khoản vẫn ở mức an toàn.
2. Các quyết định của ECB cần cân nhắc kỹ lưỡng
Thị trường đang kỳ vọng ECB sẽ giữ lãi suất và không có kế hoạch thu hẹp bản cân đối kế toán của mình vào cuộc họp thứ Năm. ECB cần cẩn trọng ảnh hưởng từ 2 cuộc chiến địa chính trị. Thị trường trái phiếu chính phủ và tín dụng ngân hàng cũng đang thắt chặt đáng kể trong giai đoạn qua, đặc biệt là điều kiện vay tín dụng sẽ có nhiều tác động.
Ngoài ra, bà Lagarde có thể thấy những tiến triển từ lạm phát lõi nhưng sự trở lại của giá năng lượng cũng như áp lực tăng lương cần được cân nhắc.
Chúng ta sẽ kỳ vọng những định hướng chính sách của bà Lagarde sẽ tiếp tục là thận trọng phụ thuộc vào số liệu và lãi suất sẽ neo cao thay vì tiếp tục thắt chặt hơn nữa.
3. BoC đau đầu với lãi suất
NHTW Canada được kỳ vọng sẽ giữ lãi suất điều hành ở mức 5% vào cuộc họp thứ Tư. Biên bản họp đầy đủ và buổi họp báo sẽ được tổ chức sau đó. ScotiaBank cho rằng quan điểm của BoC sẽ là hành động dựa vào số liệu và luôn sẵn sàng tăng lãi suất nếu cần thiết.
Thị trường cho rằng BoC có thể nâng lãi suất thêm 1 lần nữa trong các cuộc họp tới trước khi có thể nới lỏng trở lại, khi mà các chỉ báo kinh tế hạ nhiệt hơn.
Thống đốc Macklem có thể thấy những điểm đảo chiều chính sách khi lạm phát lõi đã hạ nhiệt tương đối và tăng trưởng GDP chậm lại vào mùa hè khi ảnh hưởng bởi thiên tai, đình công và thời tiết xấu
Tuy nhiên, xu hướng của lạm phát lõi vẫn đang trên mức mục tiêu của NHTW và một số thành phần như giá nhà ở và nhân công vẫn khá nóng
Và việc thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening) của BoC vẫn đang tiếp tục. Điều này sẽ khiến chi phí huy động tăng lên và thâm hụt ngân sách giảm đi.
4. NHTW Chile dự kiến hạ lãi suất
NHTW Chile kỳ vọng sẽ hạ lãi suất liên ngân hàng 0.75% xuống mức 8.75% vào thứ Năm, tổng cộng 2.5% đã giảm kể từ tháng 7. Điều này được hỗ trợ bởi việc lạm phát nước này liên tục giảm nhiệt kể từ tháng 7 và kỳ vọng về mức mục tiêu 3% nửa cuối 2024.
Tuy nhiên, NHTW này cũng cần chú ý rủi ro giá cả hàng hóa trở lại cũng như sự yếu đi của đồng nội tệ Peso.
5. Một số sự kiện vĩ mô khác
- NHTW Israel kỳ vọng dữ nguyên lãi suất vào thứ Hai mặc cho rủi ro chiến tranh
- NHTW Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào thứ Năm khi nội tệ Lira tiếp tục mất giá kể từ lần nâng lãi suất lớn nhất
- NHTW Nga kỳ vọng tiếp tục nâng lãi suất vào thứ Sáu trong bối cảnh lạm phát vẫn cao và đồng Ruble mất giá
- GDP Mỹ sẽ công bố vào thứ Năm, kỳ vọng sẽ tăng 4% so với quý trước, SAAR
- PMI một số nước: Úc và Nhật (thứ Hai); EU, UK và Mỹ (thứ Ba)
- Mỹ công bố lạm phát PCE lõi vào thứ Sáu, kỳ vọng +0.3% MoM
- Nhật công bố CPI vào thứ Năm, lạm phát cao có thể khiến BoJ từ bỏ chính sách lãi suất âm vào cuối năm
- Số liệu việc làm của UK đang yếu đi và số liệu vào thứ Năm được kỳ vọng sẽ tiếp diễn.
Mong là những sự kiện sẽ có ích với các NĐT. Chúc anh chị một tuần đầu tư mới thành công!