1. Thống kê tỷ giá các nước
Trong bối cảnh FED liên tục tăng lãi suất, đa phần các đơn vị tiền tệ đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Hầu hết các tiền tệ khác đều có xu hướng mất giá so với USD. Trong đó, tỷ giá USD/VND đã giảm đi 3.5% trong vòng 1 năm gần đây, nếu tính riêng từ đầu năm thì VND mất giá khoảng 3.1% so với USD.
2. Thống kê tỷ suất sinh lời (TSSL) các thị trường chứng khoán
Về thị trường chứng khoán, TSSL có dấu hiệu hồi phục rõ rệt từ đầu năm đến nay, có những chỉ số thậm chí đã vượt đỉnh cũ như Nikkei 225. Trong đó, TTCK Việt Nam thuộc top đầu có tốc độ hồi phục nhanh nhất, 16.46% trong vòng nửa năm gần đây.
3. Việt Nam đang thể hiện sự ổn định hơn so với với các nước
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam thể hiện sự ổn định hơn so với các thị trường khác trên thế giới, VND chỉ mất khoảng 3.1% giá so với USD, trong khi đó JPY giảm gần 13% so với USD. Mặt khác, TTCK Việt Nam đã tăng gần 16% trong cùng giai đoạn.
4. Nguyên nhân NĐT liên tục bán ròng đến từ đâu
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến các NĐT nước ngoài e ngại và liên tục bán ròng trong giai đoạn gần đây:
- Họ đã bắt đáy với giá trị rất lớn vào cuối năm 2022 và hiện tại cũng có mức lời tốt nên tiến hành phân phối chốt lời.
- Nếu so sánh TSSL thực của các TTCK (trừ đi sự mất giá của nội tệ) thì Việt Nam đang vượt trôi hơn rất nhiều so với các nước cùng khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… khiến NĐT NN có xu hướng rút tiền từ VN về nước sở tại.
- Lo ngại tình hình tỷ giá trong thời gian tới nên tiến hành rút vốn về nước.
- Hoạt động tái cơ cấu, tái cân bằng danh mục.
Tóm lại, hầu hết các các đồng tiền lớn trên thế giới đều đối mặt với sự mất giá so với đồng USD, trung bình giảm 4.73%, và việc VND bị mất giá là không ngoại lệ. Trên thực tế, rủi ro này cũng đã được phản ánh một phần nào đó. Ngoài ra, sắp tới DXY sẽ tích cực hơn do kỳ vọng FED sẽ chỉ còn 1 lần tăng lãi suất nữa.