1. Biến động thị trường tiền tệ
1.1 Tỷ giá các khu vực lớn
Đồng tiền của các nền kinh tế lớn duy trì đà tăng do thông báo giảm lãi suất của Fed. Đồng JPY vẫn giữ mức tăng cao nhất.
1.2 Khu vực Đông Nam Á
Tiền tệ của các nước trong khu vực đều giảm nhẹ trong tuần, với IDR chịu sức giảm mạnh nhất ở mức -1.74%. Đồng VND ghi nhận mức giảm không đáng kể.
2. Thị trường hàng hóa
Trong tuần, nhóm năng lượng ghi nhận đà phục hồi nhẹ sau khi số liệu tồn kho dầu tiếp tục sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ tăng. Nhóm kim loại tiếp tục giảm đối với các mặt hàng như thép, nhôm, đồng, trong khi nhóm kim loại quý ghi nhận tăng nhẹ. Nhóm nông sản phục hồi nhẹ ở mặt hàng đường mía, trong khi các mặt hàng khác tiếp tục điều chỉnh giảm.
3. Thị trường chứng khoán toàn cầu
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu (09/08), khi thị trường chứng khoán được hỗ trợ nhờ đà phục hồi đáng kinh ngạc sau đợt biến động dữ dội vào ngày 05/08. Chỉ số S&P 500 đã khép lại tuần với mức tăng 3.04%, gần như hoàn toàn đảo chiều mức giảm trong tuần. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt tăng 2.05% và 3.31%. Nguyên nhân chính là do các chỉ số phục hồi trở lại, với số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đáng khích lệ, giúp giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu đang giảm giá, cho rằng khủng hoảng hoặc suy thoái sẽ không xảy ra. Mức giảm vào đầu tuần chủ yếu liên quan đến việc các quỹ phòng hộ rút khỏi các khoản đặt cược dài hạn vào đồng JPY, khiến đồng tiền này trở thành mối đe dọa cơ bản đối với nền kinh tế.
4. Thị trường chứng khoán châu Á
Hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á đã tăng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần, tiếp nối đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ vào ngày 08/08. Dẫn đầu đà tăng là chứng khoán Nhật Bản với chỉ số Nikkei 225 tăng 12.88% trong tuần qua. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 6%. Các thị trường châu Á đã được khích lệ bởi số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần qua thấp hơn dự báo, đẩy lùi lo ngại về suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cùng lúc đó, các thị trường cũng nhận được tin tích cực từ báo cáo lạm phát tại Trung Quốc, nền kinh tế số hai thế giới, cho thấy tiêu dùng tại quốc gia này trong tháng 7 đang được cải thiện.
5. Thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1 Thanh khoản và định giá
VnIndex trong tuần ghi nhận thanh khoản ảm đạm với trung bình đạt 17.000 tỷ đồng (tăng 6.2% so với tuần trước). P/E trailing đạt 13.2x (thấp hơn mức trung bình năm), sau khi có số liệu KQKD Q2/2024 của các doanh nghiệp vẫn đang ghi nhận tăng trưởng.
5.2 Tỷ suất sinh lợi ngành
Trong tuần, nhóm Bán lẻ và CNTT có mức tăng mạnh nhất, lần lượt đạt 2.98% và 1.49%. Ngược lại, nhóm Tài nguyên cơ bản và Du lịch giải trí lần lượt giảm 3.60% và 6.77%.
5.3 Tình hình mua ròng khối ngoại và tự doanh
Khối ngoại trong tuần bán ròng 3943 tỷ đồng, tập trung vào các mã VJC, VHM, HPG.
Tự doanh bán ròng mạnh 1,623 tỷ đồng, tập trung vào các mã TCB, PNJ, VNM.
6. Tỷ suất trái phiếu
Trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm trong tuần biến động không đáng kể. Trong khi đó, trái phiếu chính phủ Mỹ giảm 9 điểm phần trăm, Đức giảm 8.47 điểm phần trăm, và Trung Quốc giảm nhẹ 0.9 điểm phần trăm.
7. Thị trường Crypto
- Đồng BTC: Tỷ suất sinh lợi (TSSL) của BTC giảm -0.59% so với tuần trước.
- Đồng ETH: TSSL của ETH tăng +0.15% so với tuần trước.
- Đồng BNB: TSSL của BNB tăng +1.87% so với tuần trước.
Trong tuần qua, hai đồng ETH và BNB ghi nhận mức tăng khá ấn tượng, trong khi đó, đồng BTC chỉ tăng nhẹ khoảng 1%. Thang đo "Fear and Greed Index" cũng tăng nhẹ 5 điểm so với tuần trước.
8. Giá vàng
Tính đến ngày 10/08, giá vàng miếng SJC trong nước ghi nhận sự giảm không đáng kể. Cụ thể, giá mua vào là 76.5 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 78.5 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 2.3% và 1.63% so với đầu tuần.
9. Thị trường Bất động sản
-
Đầu tư gần 9.000 tỷ đồng xây cao tốc Dầu Giây - Tân Phú: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định số 954/QĐ-BGTVT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức PPP. Dự án có chiều dài hơn 60 km với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
-
Bình Dương phát triển toàn tỉnh thành 3 khu vực không gian động lực: UBND TP. Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 tại hàng loạt quận, huyện như Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Thạch Thất, Mỹ Đức, Ba Vì. Kế hoạch này bao gồm điều chỉnh các loại đất phân bổ, số dự án và diện tích, cũng như kế hoạch thu hồi đất.