1. Biến động thị trường tiền tệ
1.1 Tỷ giá các khu vực lớn
Nền kinh tế lớn: Biến động không đáng kể, tỷ giá đồng Yên trong tuần phục hồi nhẹ 2.05% giúp mức giảm từ đầu năm thu hẹp còn 9.14%.
1.2 Khu vực Đông Nam Á
Biến động phân hóa theo quốc gia, trong đó lần lượt đồng Baht Thái và Ringgit có mức phục hồi mạnh (lần lượt đạt 0.88% và 0.63%). VND trong tuần không thay đổi đáng kể, mức giảm từ đầu năm đạt 4.31% (mức giảm sau đồng Peso và đồng Rupiah).
2. Thị trường hàng hóa
Trong tuần tiếp tục ghi nhận đà giảm nhẹ của nhóm năng lượng khi mà số liệu tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục neo cao, nhóm kim loại trong tuần tiếp tục nối dài đã giảm khi mà vẫn chưa có tín hiệu phục hồi rõ hơn đối với nhóm hàng hóa này. Nhóm nông sản ghi nhận phục hồi nhẹ đối với nhóm một số mặt hàng gồm đường (+0.8%), gạo thô (+4.24%).
3. Thị trường chứng khoán toàn cầu
Dow Jones trong tuần vẫn duy trì đà tăng nhẹ 0.43% khi dòng tiền đang chứng kiến sự chuyển dịch từ các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn sang các cổ phiếu vốn hoá nhỏ và mang tính chu kỳ hơn. Tuy nhiên, phố Wall khép lại một tuần biến động với tín hiệu tích cực khi GDP và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tốt hơn dự kiến.
4. Thị trường chứng khoán Châu Á
Làn sóng bán tháo đã quét qua thị trường chứng khoán châu Á vào tuần qua, nối tiếp đà giảm mạnh của các cổ phiếu công nghệ Mỹ, trong đó thị trường Nhật Bản và Trung Quốc giảm lần lượt 4.86% và 2.47%. Các thị trường còn lại điều chỉnh trong tuần.
5. Thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1 Thanh khoản và định giá
VnIndex trong tuần ghi nhận thanh khoản ảm đảm với trung bình đạt 16.000 tỷ (giảm 17.5% so với tuần trước). P/E trailing đạt 13.9x (ngang với mức trung bình 5 năm) sau khi có số liệu KQKD Q2/2024 của các doanh nghiệp vẫn đang ghi nhận tăng trưởng.
5.2 Tỷ suất sinh lợi ngành
Trong tuần ghi nhận nhóm CNTT và Dầu khí có mức tăng mạnh nhất, lần lượt đạt 2.46% và 2.39%. Nhóm bán lẻ trong tuần ghi nhậm giảm nhẹ 0.15%.
5.3 Tình mua ròng khối ngoại và tự doanh
Khối ngoại trong tuần mua ròng nhẹ 420 tỷ, tập trung các mã KDC, SBT, VNM.
Tự doanh cũng mua ròng mạnh 1623 tỷ, tập trung các mã MWG, VPB, MBB.
6. Tỷ suất trái phiếu
Trái phiếu chính phủ Việt Nam 10 năm trong tuần giảm 0.2 điểm % trăm, lợi suất trái phiếu đạt 2.8%. Tỷ suất trái phiếu 10 năm lần lượt của Trung Quốc, Mỹ, Đức cũng giảm nhẹ sau số liệu GDP của Mỹ và tình hình lạm phát tháng 6 tiếp tục hạ về mức mục tiêu.
7. Thị trường Crypto
Trong tuần ghi nhận phục hồi của nhẹ đối với đồng BTC và ETH sau thông tin về việc Ethreum ETF được giao dịch. Thị trường theo thang đo “Fear and Greed Index” vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn.
8. Tình hình giá vàng và lãi suất
Tính đến 28/07, giá vàng miếng SJC trong nước tiếp đi ngang với giá mua 79.5 triệu đồng/lượng. Lãi suất trong tuần qua ghi nhận tăng lãi suất huy động nhẹ ở các nhóm ngân hàng tư nhân, một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất từ 2 – 3 lần kể từ đầu tháng.
9. Thị trường bất động sản
Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2, điều 209 của Luật các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8 tới đây, sớm hơn năm tháng so với quyết định trước đó, chắc chắn sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản (BĐS).