Bước quan trọng để lọc ra được cổ phiếu chất lượng trên thị trường chính là học cách phân tích doanh nghiệp đó. Chỉ khi hiểu rõ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh hay dòng tiền thì chúng ta mới an tâm đầu tư. Do vậy FinSuccess đúc kết 8 bước phân tích một doanh nghiệp chuẩn nhất cho các nhà đầu tư F0 mới vào thị trường ở bài viết dưới đây.
1. Thị phần (market share)
Thị phần (market share) là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường.
Thị phần là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đơn vị sở hữu thị phần cao thường sẽ đi cùng với mức doanh thu cao và cũng có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
2. Doanh thu
Việc phân tích cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp rất quan trọng, giúp nhà đầu tư hiểu được mảng nào trong hoạt động kinh doanh có khả năng đem lại dòng tiền ổn định/đột phá trong quá khứ cũng như xu hướng trong những năm tới.
Việc hiểu rõ về sản phẩm, thương hiệu (brand) và vùng miền doanh nghiệp hoạt động sẽ giúp nhà đầu tư có góc nhìn rõ hơn và dễ dàng dự đoán được xu hướng trong tương lai.
Không nên dự báo xu hướng trong khung thời gian lớn hơn 3 năm.
3. Phân tích biên lợi nhuận
Nhóm chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất kinh doanh và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng để xác định mức độ thành công của một công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Biên lợi nhuận gộp: biến động ít nhất, đây là lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hình thành nên sản phẩm.
- Biên lợi nhuận EBITDA: cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thuần túy của doanh nghiệp, không bao gồm lợi nhuận đến từ các hoạt động khác.
- Biên lợi nhuận ròng: Lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ hết mọi chi phí. Doanh nghiệp có thể dùng để trả cổ tức hoặc giữ lại để tái đầu tư.
Nhà đầu tư giỏi luôn cố gắng tìm hiểu lí do đằng sau sự thu hẹp/mở rộng của biên lợi nhuận.
4. Kế hoạch đầu tư tài sản cố định (Capex)
Một doanh nghiệp luôn cần tái đầu tư để phát triển.
- Thông thường, tài sản cố định (văn phòng, nhà máy) là cơ sở doanh nghiệp có thể mở rộng HĐKD của mình.
- Kế hoạch Capex luôn được doanh nghiệp trình bày rõ ràng ở các cuộc họp các nhà phân tích
- Phân biệt các loại công trình xây mới (Greenfield) hoặc cải tạo các công trình có sẵn (Brownfield)
- Nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu xem dòng tiền đầu tư tài sản đó đến từ đâu.
5. Đòn bẩy
NĐT nên tìm hiểu tình hình huy động vốn của doanh nghiệp cũng như cấu trúc vốn thực sự mà doanh nghiệp huy động để phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản nợ phát sinh, chi phí lãi vay (Debt) và vốn chủ sỡ hữu (Equity).
Ngoài ra, chỉ số đòn bẩy Debt/Equity cho thấy mức độ nợ mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. NĐT cần tìm hiểu rõ doanh nghiệp vay vốn dùng cho mục đích gì.
6. Hiệu quả hoạt động
Tỷ số này được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của việc sử dụng tài sản của công ty, thông thường trong một nhóm chỉ tiêu sẽ bao gồm nhiều tỷ số khác nhau như:
- Vòng quay khoản phải thu
- Vòng quay khoản phải trả
- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay tiền mặt (Cash Conversion Cycle)
NĐT cần tìm hiểu và chỉ ra được xu hướng tăng/giảm của các chỉ số nói riêng và vòng quay tiền mặt nói chung, từ đó có góc nhìn rõ hơn về hoạt động quản lý tiền mặt của doanh nghiệp.
7. Hiệu suất sinh lời
ROI, ROE và ROA là những chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư => đánh giá mức độ thành công về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên từng chỉ số lại đưa ra những góc nhìn khác nhau:
- ROE: Đo lường mức độ sinh lời đứng dưới góc nhìn cổ đông.
- ROIC: Đo lường mức độ sinh lời đứng dưới góc nhìn cổ đông và chủ nợ.
- ROCE: : Đo lường mức độ sinh lời đứng dưới góc nhìn ban lãnh đạo.
8. Định giá
Bất kỳ nhà đầu tư nào trên thị trường để thành công đều phải trang bị cho mình khả năng định giá cổ phiếu mình đang nắm giữ, đây là kỹ năng hết sức quan trọng và là nền tảng cho những quyết định đầu tư. Hiểu được các phương pháp định giá sẽ mang lại những cơ hội đầu tư chất lượng và khả năng kiểm soát rủi ro tốt hơn.
- NĐT mới có thể dùng phương pháp so sánh P/E, EV/EBITDA giữa các doanh nghiệp có đặc điểm tương đồng để ước tính giá trị tương đối doanh nghiệp
- Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng, cấu trúc nợ,… cũng rất quan trọng trong việc tìm ra giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Trên đây là những bước phân tích cơ bản một doanh nghiệp mà một NĐT F0 cần tìm hiểu trước khi bước vào thị trường. FinSuccess đã tổng hợp và đúc kết giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn cổ phiếu.
Xem thêm các bài viết tài chính doanh nghiệp tại đây nhé.