Nguồn báo cáo | CTCP Chứng khoán Thiên Việt - TVS |
Chuyên đề | Chiến lược đầu tư 2025 "Phát huy nội lực" |
Ngày phát hành | Tháng 2/2025 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Room Zalo | Tại đây |
Báo cáo Chiến lược 2025 với Chủ đề "PHÁT HUY NỘI LỰC" của TVS gồm các nội dung chính:
Chủ đề 1: Việt Nam thích nghi với cơ hội và thách thức trong nămđầu nhiệm kỳ Trump 2.0. Chúng tôi nhận định rằng chính sách thuế quan trong năm đầu nhiệm kỳ Trump 2.0 sẽ tạo ra cơ hội cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là Dệt may. Các doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng lợi nhờ sự cải thiện khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ, khi hàng hóa Trung Quốc tiếp tục chịu thuế bổ sung.
Chủ đề 2: Sức mạnh nội tại của nền kinh tế được huy động tổng lực
Trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới, TVS Research cho rằng Chính phủ sẽ thúc đẩy tổng lực các cấu phần kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, nổi bật là đẩy mạnh đầu tư công và vực dậy thị trường bất động sản.
Chủ đề 3: Câu chuyện nâng hạng TTCK sẽ được hiện thực hóa TVS Research kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng Thị trường mới nổi thứ cấp vào kỳ đánh giá T9 2025 của FTSE. Ðiều này sẽ thúc đẩy dòng vốn ngoại quay lại TTCK Việt Nam, đồng thời có những tác động nhất định đến hoạt động của các CTCK trên thị trường, mang lại lợi thế cho các CTCK mạnh về dịch vụ khách hàng tổ chức.
Chủ đề 4: Cổ phiếu có biên độ an toàn cao trong điều kiện bất định TVS Research đánh giá năm 2025 là một năm biến động mạnh, các nhà đầu tư ngại rủi ro có thể tập trung vào các cổ phiếu có beta thấp so với VN-Index, nhằm đảm bảo biên an toàn cao và khả năng phòng thủ tốt trước các biến động ngắn hạn.
Chủ đề 5: Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam tích cực trong chu kỳ mới Nhìn xa hơn, chúng tôi nhận thấy xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu với trọng tâm là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là không thể đảo ngược. Ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam, nhờ sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực mới, sẽ duy trì triển vọng khả quan trong dài hạn. Tương tự, ngành BÐS Khu công nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất trong khu vực. Bên cạnh những chủ đề đầu tư dài hạn xuyên
Tựu chung lại, TVS Research cho rằng chính sách linh hoạt, kết hợp với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí lao động cạnh tranh và sự ổn định kinh tế, sẽ giúp Việt Nam duy trì vị thế trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách và biện pháp cải cách này, bao gồm việc triển khai Quỹ Hỗ trợ Ðầu tư và xây dựng Luật Khu công nghiệp và Khu kinh tế mới, không chỉ giảm thiểu tác động từ TTTTC mà còn thúc đẩy thêm dòng vốn FDI chất lượng vào các lĩnh vực chiến lược như bán dẫn và công nghệ cao.