Nguồn báo cáo | FiinGroup |
Ngày phát hành | 30/04/2025 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Room Zalo | Tại đây |
1. Tổng quan xuất khẩu Việt Nam đi Mỹ
Việt Nam nằm trong nhóm ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ năm 2024, chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico. Doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm gần 22% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ trong năm 2024. Trong khi đó, FDI tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng xuất khẩu hơn 40%
Về ngành hàng:
- Các doanh nghiệp nội địa chiếm tỷ trọng chi phối trong duy nhất ngành hàng thủy sản
- Các ngành đòi hỏi ít về mặt công nghệ như dệt may, túi xách, gỗ, giày dép vẫn chia sẻ tỷ trọng lớn với doanh nghiệp FDI.
- Hàng điện tử, máy móc đòi hỏi đầu tư lớn về mặt công nghệ và năng lực sản xuất đều chi phối bởi các doanh nghiệp FDI.
2. Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ
- Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc và Đài Loan chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sản phẩm điện tử, lần lượt chiếm 60% và 35% tổng giá trị.
- Doanh nghiệp Mỹ, máy móc thiết bị và hàng điện tử chiếm tổng tỷ trọng hơn 85%.
- Doanh nghiệp FDI Trung Quốc: xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy móc; bêncạnh đó là các mặt hàng như gỗ, dệt may, da giày cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu nội địa.
3. Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp nội địa
Ngành dệt may, gỗ và thủy sản là ba ngành hàng chủ lực, với tổng tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 46% giá trị xuất khẩu Mỹ của doanh nghiệp nội địa
Ngành |
Số lượng DN xuất khẩu Mỹ |
Số lượng lao động |
BLNG trung bình |
BLNR trung bình |
Điểm rủi ro trung bình theo FiinGroup |
Dệt may |
1525 |
1.4 triệu |
dao động từ 0.59 % đến 34.84% (trung bình 13.37%) |
–30.96% đến 4.81% (trung bình –3.06%) |
2.64% |
Thuỷ sản |
323 |
322 nghìn |
3.81% đến 27.49% (trung bình 10.9%), |
–9.16% đến 4.34% (trung bình –0.14%) |
1.90% |
Gỗ |
1736 |
416 nghìn |
2.78% đến 26% (trung bình 11.86%) |
–14.63% đến 3.37% (trung bình –1.10%) |
3.68% |
4. Ứng phó thuế quan và Tầm nhìn dài hạn
Doanh nghiệp FDI từ các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, cần hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để duy trì sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội. Doanh nghiệp nội địa, đặc biệt trong các ngành dệt may, thủy sản và gỗ, cần được chính phủ hỗ trợ qua tín dụng ưu đãi, chính sách an sinh cho lao động. Các tổ chức tín dụng cần điều chỉnh chính sách, giám sát rủi ro ngành. Về lâu dài, Việt Nam nên phát triển năng lực sản xuất nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy xuất khẩu công nghệ cao và khai thác các hiệp định thương mại tự do (FTA) để giảm thiểu tác động từ thuế quan.