Nguồn báo cáo | Đại học UEH |
Chuyên đề | Báo cáo thường niên - Kinh Tế TP. HCM |
Ngày phát hành | Tháng 12/2024 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Room Zalo | Tại đây |
Báo cáo Kinh Tế TP. HCM năm 2024 được với chủ đề "Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới" được viết với 5 chương:
1. Tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Kinh tế thế giới trong năm 2024 tiếp tục chứng kiến những bất ổn khi các cuộc xung đột vũ trang kéo dài và leo thang căng thẳng, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại cộng thêm thiên tai nhiều nơi trên thế giới. Trong ấn phẩm Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới (World Economic Outlook) vào tháng10/2024, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2024 là 3,2%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng năm 2023.
IMF và WB cùng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,1% trong năm 2024 và ADB dự báo ở mức 6,4%. Ngân hàng Standard Chartered dựbáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm 2024 và Ngân hàngHSBC dự báo 7%.
2. Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
- Kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ổn định và từng bước chuyển dịch mô hình tăng trưởng
- Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GRDP của Thành phố đang duy trì được tốc độ tăng trưởng cao kể từ sau Đại dịch COVID-19, đặc biệt là chín ngành dịch vụ trọng điểm.
- Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong GRDP của Thành phố đang tăng trưởng khá chậm kể từ sau Đại dịch COVID-19, đặc biệt là ngành xây dựng.
- Các ngành công nghiệp truyền thống của Thành phố nhìn chung đang có xu hướng thu hẹp về sản lượng, trong khi đó các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa hồi phục ổn định sau Đại dịch COVID-19.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Thành phố chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Lực lượng lao động ở Thành phố có xu hướng tăng trở lại trong hai năm 2022 và 2023 khi kinh tế dần phục hồi sau Đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động lại không có xu hướngtăng trở lại.
3. Triển vọng kinh tế năm 2025
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2025
Sự phục hồi ổn định trên mức kỳ vọng trong giai đoạn sau Đại dịch COVID-19 cho thấy nền kinh tế thế giới hiện tại có khả năng chống chịu tương đối tốt trước những bất ổn đang diễn ra. IMF dự báo nền kinh tế thế giới trong năm 2025 sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 3,2% (tương đương tốcđộ tăng trưởng năm 2024).
Đối với Việt Nam nói chung, tình hình của các doanh nghiệp quốc nội là điềucần phải tiếp tục chú ý trong năm 2025. Trong bối cảnh nợ xấu chưa có dấuhiệu giảm đi và mặt bằng lãi suất cho vay đang tăng lên, các doanh nghiệptrong nước có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2025. Việc đầutư của các doanh nghiệp trong nước chưa phục hồi mạnh sẽ làm chậm tiếntrình đổi mới công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh nhằm tiến sâu và giatăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này trong trung hạn sẽ làrào cản trong việc nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Triển vọng năm 2025 và thách thức trong kỷ nguyên mới đối với kinh tế Thành phố
Trong năm 2025 kinh tế Thành phố được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ vào tăng trưởng của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tiêu dùng của người dân ở Thành phố có xu hướng tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung cả nước và khách du lịch đang trong đà tăng trưởng tốt cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà hồi phục, đặc biệt là hai ngành trọng điểm là hóa dược và điện tử. Với những cơ chế và chính sách hỗ trợ mới, lĩnh vực bất động sản và xây dựng cũng được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh hơn.
4. Gợi ý chính sách
5. Kết luận
”Báo cáo Thường niên Kinh tế TP. HCMlà sản phẩm hợp tác giữa Đại học Kinh tếTP. HCM và Cục Thống kê TP. HCM, bằng cách áp dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá những xu hướng kinh tế củaTP. HCM trong tương quan kinh tế Việt Namvà thế giới. Dựa trên nền tảng khoa học này, báo cáo thảo luận và đề xuất các chính sách kinh tế nhằm đóng góp cho sự phát triển của TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.”