Nguồn báo cáo | Công ty cổ phần chứng khoán ACBS |
Chuyên đề | Ngành xây dựng |
Ngày phát hành | 27/06/2024 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Kết quả kinh doanh của Coteccons (CTD) trong Quý 1 năm 2024:
Trong 2023, CTD thực hiện việc thay đổi năm tài chính: Để phù hợp so sánh, ACBS dùng khoảng thời gian từ 01/07/2022 đến 31/03/2023 để làm so sánh với kết quả kinh doanh quý 1,2,3/2024 (từ ngày 01/07/2023 đến 31/03/2024) theo năm tài chính mới của CTD.
1. BCTC hợp nhất Q3 theo năm tài chính (1/1/2024 - 31/3/2024), CTD ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực: CTD ghi nhận doanh thu gần 4.700 tỷ đồng (+49% svck). Đóng góp chính vào doanh thu là mảng xây dựng (99% tổng doanh thu) với 4.659 tỷ đồng (+49% svck), chủ yếu đến từ các dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO, tổ hợp sản xuất xe điện VinFast ở Hải Phòng (giai đoạn 3) và EcoparkSky Forest Residences.
2. CTD ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng mạnh đạt 105 tỷ đồng (+375% svck): Trong đó, lợi nhuận HĐKD không cốt lõi được ghi nhận ở mức 58,4 tỷ đồng khi CTD mua lại 1 công ty hoạt động trong mảng cơ điện (M&E) và 1 công ty chuyên thiết kế, lắp đặt hệ thống nhôm kính.
3. Lũy kế 9 tháng đầu niên độ, doanh thu thuần của CTD đạt 14.450 tỷ đồng, (+16% svck) và LN sau thuế đạt 241 tỷ đồng (+543% svck): Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, giá trị hợp đồng chưa ghi nhận doanh thu (backlog) tính đến thời điểm hiện tại đạt hơn 25.000tỷ đồng, cao gấp 1,4 lần tổng doanh thu xây dựng trong năm 2022. Doanh thu thuần đến nay đã hoàn thành 82% và 88% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm của CTD.
Luận điểm đầu tư:
1. Xây dựng dân dụng kỳ vọng được phục hồi cùng thị trường bất động sản: Trong bối cảnh toàn thị trường bất động sản và xây dựng đang được kỳ vọng phục hồi, CTD đã khẳng định vị thế của mình bằng việc liên tiếp giành được các hợp đồng lớn. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, CTD đã giành được hàng loạt gói thầu có giá trị lớn, ACBS ước tính tổng giá trị backlog ký mới trên 25.000 tỷ đồng.
2. Xây dựng công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ: Trong nửa đầu năm 2024, FDI đăng ký đạt 15,2 tỷ USD (+13,1% so với cùng kỳ năm trước) và FDI giải ngân đạt 10,8 tỷ USD (+8,2% so với cùng kỳ năm trước). Từ đó, kỳ vọng nhu cầu xây dựng nhà xưởng và nhà máy sẽ tiếp tục tăng cao.
3. Cơ hội mới cho xây dựng hạ tầng và bất động sản: Trong năm 2022, Coteccons đã đạt được những bước tiến đáng kể trong chiến lượcđa dạng hóa. Điển hình là mô hình Finance & Build trong hợp tác phát triển dự ánThe Emerald 68 với Tập đoàn Lê Phong. CTD đang từng bước đặt mục tiêu tham gia vào các dự án xây dựnghạ tầng, nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị và trở thành trụ cột kinh doanh chính trong tương lai.
4. CTD là một trong số ít doanh nghiệp xây dựng luôn duy trì được tỷ lệ tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản: Với nguồn tài chính lành mạnh và khả năng quản lý dòng tiền hiệu quả, Coteccons đã tích lũy được một lượng tiền mặt lớn, đảm bảo tính thanh khoản cao và tiến độ dự án. Tính đến cuối năm 2023, tiền mặt chiếm khoảng 13% tổng tài sản, tương đương hơn 2.800 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước
5. CTD có cấu trúc vốn lành mạnh: với các khoản nợ phải chịu lãi suất chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, giúp công ty ít chịu áp lực từ chi phí lãi vay trong bối cảnh lãi suất sẽ tăng trở lại. Tính đến hết Q1/2024, tổng nợ vay của CTD chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng, tương đương 7,1% tổng tài sản, chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn đểphục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất không quá 9,5%/năm.
6. Tỷ lệ đòn bẩy duy trì ở mức thấp giúp Coteccons có lợi thế vượt trội: Vào cuối năm 2023, CTD có tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt 0,13 lần, thấp hơn đáng kể so với một số nhà thầu khác trong mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp (HBC ở mức 50,2 lần) hoặc xây dựng công nghiệp và hạ tầng (VCG ở mức 1,1 lần).
7. Dòng tiền của CTD đang có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt: Năm 2022, dòng tiền thuần đã chuyển sang trạng thái dương, đạt 180 tỷ đồng, so với mức âm 596 tỷ đồng của năm 2021, nhờ vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp thành công và chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, do tính chất mùa vụ, dòng tiền kinh doanh của CTD ghi nhận âm trong Q3/2024 (01/01/2024-31/03/2024), trong bối cảnh nợ vay tăng mạnh. Cụ thể, trong Q3/2024, CTD ghi nhận dòng tiền hoạt động âm 677 tỷ đồng và nợ vay ngắn hạn tăng mạnh từ 582 tỷ đồng quý trước lên 1.478,8 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận khoảng 430 tỷ đồng trái phiếu đến hạn.