Nguồn báo cáo | Công ty cổ phần Chứng khoán SSI |
Chuyên đề | Báo cáo phân tích TDM: Triển vọng tăng trưởng 2023 đạt mức hai con số |
Ngày phát hành | Ngày 23/2/2023 |
Chi tiết báo cáo |
Tăng trưởng lợi nhuận 2023 dự kiến đạt hai chữ số nhờ mức nền thấp trong năm 2022
- LNST năm 2022 giảm mạnh. Sản lượng nước sạch tiêu thụ trong năm 2022 đạt 69,8 triệu m3 (+9% svck). Doanh thu tài chính giảm mạnh 88% svck xuống 24 tỷ đồng, do TDM không nhận được cổ tức từ Biwase (HOSE: BWE mà TDM sở hữu 37,42%) như năm 2021. LNST giảm 33% svck đạt 220 tỷ đồng (9,4 triệu USD).Kỳ vọng TDM sẽ đạt lợi nhuận hai chữ số trong năm 2023. Chúng tôi dự báo doanh thu và LNST sẽ đạt lần lượt 497 tỷ đồng (21,4 triệu USD; +3,4% svck) và 283 tỷ đồng (12,2 triệu USD; +28,5% svck). Doanh thu tài chính dự kiến đạt 111 tỷ đồng (+3,62 lần svck), chủ yếu đến từ khoản cổ tức 93,8 tỷ đồng của BWE (cổ tức tiền mặt là 1.300 đồng/cổ phiếu) sẽ được trả vào ngày 26/04/2023. Cổ tức là động lực tăng trưởng chính cho LNST của TDM trong năm 2023. EPS năm 2023 đạt 2.577 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng là 14,2x.Hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp trong nước. TDM sở hữu 20% CTCP Cấp nước Gia Tân, với khoản đầu tư 82 tỷ đồng. Trong năm 2023, việc M&A CTCP Cấp nước Cần Thơ với nhu cầu được kỳ vọng tăng trưởng khả quan.Luận điểm đầu tư. Chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với hoạt động của TDM do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và TDM là doanh nghiệp cung cấp nước sạch hoạt động hiệu quả nhất nhờ tỷ lệ thất thoát nước thấp với nguồn nguyên liệu ổn định từ cả sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy Bàu Bàng dự kiến đạt 10% trong giai đoạn 2022-2025 để đáp ứng nhu cầu trong tương lai tại Khu Công nghiệp & Dân cư Bàu Bàng, cũng như các khách hàng công nghiệp mới tại VSIP 3. Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TDM, với giá mục tiêu là 39.600 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 6,5%) dựa theo phương pháp DCF. Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ đạt 45% trong năm 2023, tương đương với tỷ suất cổ tức là 3,6%. Trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng thương vụ M&A nhà máy nước Gia Tân - Đồng Nai và CTCP Cấp nước Cần Thơ sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho TDM khi nhu cầu tại Bình Dương tăng trưởng chậm lại.
- TDM công bố kết quả kinh doanh năm 2022, với sản lượng nước sạch tiêu thụ đạt 69,8 triệu m3 (+9% svck) do nhu cầu của khách hàng công nghiệp phục hồi (chiếm 70% nhu cầu). Giá bán nước trung bình tăng 6% svck do công ty không còn áp dụng chính sách giảm giá để hỗ trợ người tiêu dùng như dịch Covid-19. Doanh thu nước sạch đạt 478 tỷ đồng (20,6 triệu USD; +15% svck). Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 52% (+2,3% svck), nhờ tỷ lệ thất thoát nước giảm 0,43% xuống mức 1,1%. Doanh thu tài chính giảm mạnh 88% svck chỉ đạt 24 tỷ đồng, do TDM không nhận được cổ tức từ Biwase (HOSE: BWE, TDM sở hữu 37,42%) giống như năm 2021. LNST giảm 33% svck đạt 220 tỷ đồng (9,4 triệu USD), tương đương với EPS là 2.028 đồng/cổ phiếu.
- Lũy kế đến năm 2022, TDM tham gia đầu tư vào các công ty liên doanh và liên kết với tổng giá trị đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 47% tổng tài sản. Khoản đầu tư lớn nhất trong năm là BWE (TDM hiện sở hữu 37,42%) với 1,1 nghìn tỷ đồng, trong khi TDM cũng tham gia M&A CTCP Cấp nước Gia Tân (TDM sở hữu 20%), với khoản đầu tư 82 tỷ đồng. Trên thực tế, TDM, BWE và các công ty liên quan sở hữu 57,8% CTCP Cấp nước Gia Tân.Như thông tin chúng tôi đã đề cập trong báo cáo ngành trước đó (link), chúng tôi nhận thấy các hoạt động M&A tích cực giữa các công ty trong nước sẽ giúp các công ty đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngành, đặc biệt là ở tỉnh Bình Dương, nơi mà tăng trưởng dự báo chậm lại trong tương lai.Chúng tôi đánh giá thương vụ M&A CTCP Cấp nước Gia Tân khá tích cực dựa trên các yếu tố sau: (1) Công suất nhà máy nước sạch Gia Tân sẽ tăng gấp đôi lên 40.000 m3/ngày đêm vào năm 2023; Sản lượng bán nước dự báo tăng 149% svck vào năm 2023 nhờ mở rộng mạng lưới cấp nước sạch cho huyện Cẩm Mỹ và Long Khánh - Đồng Nai; (2) Kỳ vọng tăng trưởng sản lượng trong dài hạn nhờ nhu cầu cấp nước cho các KCN Trảng Bom, Dầu Giây-Đồng Nai (các địa điểm vẫn còn đất cho thuê, trong khi các khu vực trung tâm của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Biên Hòa...có tỷ lệ lấp đầy trên 95%) và mở rộng cấp nước cho dịch vụ trên đường cao tốc Long Thành-Dầu Dây; (3) Giảm tỷ lệ thất thoát nước từ mức 19% trong năm 2021 xuống 4,6% trong năm 2023 nhờ hỗ trợ từ BWE.
Triển vọng
Năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST lần lượt đạt 497 tỷ đồng (21,4 triệu USD; +3,4% svck) và 283 tỷ đồng (12,2 triệu USD; +28,5% svck). EPS năm 2023 đạt 2.577 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng là 14,2x. Với các giả định chính như sau:
- Lượng nước tiêu thụ của TDM sẽ đạt 72,3 triệu m3 (+3,7% svck). Sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy nước Dĩ An sẽ đóng góp 83% tổng sản lượng tiêu thụ, đạt 60,3 triệu m3 (+2,5% svck). Nhu cầu tiêu thụ nước của khách hàng tại các khu công nghiệp dự kiến sẽ giảm trong nửa đầu năm 2023 do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các ngành nghề xuất khẩu như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ nội/ngoại thất.
- Sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy nước Bàu Bàng sẽ đạt 12 triệu m3/năm (+7% svck; chiếm 17% tổng lượng nước tiêu thụ) khi Khu công nghiệp VSIP 3 cho thuê 180 ha đất trong giai đoạn 2022-2023.
- Giá nước bình quân không đổi do giá nước sạch quy định tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023-2028 đang được trình lên UBND tỉnh.
- Doanh thu tài chính dự báo đạt 111 tỷ đồng (+3,62 lần svck), chủ yếu đến từ khoản cổ tức 93,8 tỷ đồng của BWE (cổ tức tiền mặt là 1.300 đồng/cổ phiếu) sẽ được thanh toán vào ngày 26/04/2023. Khoản cổ tức này là động lực tăng trưởng chính cho LNST của TDM trong năm 2023.
- TDM dự kiến phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu (tương đương tối đa 10% vốn góp của chủ sở hữu) trong năm 2023. Số tiền thu được dự kiến sẽ được phân bổ như sau: (i) 143 tỷ đồng dự kiến dùng để mua cổ phần của Cấp nước Cần Thơ CTCP; (ii) đầu tư vào 24,4% cổ phần của Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau với giá trị 50 tỷ đồng; (iii) tăng vốn góp vào CTCP Cấp nước Gia Tân Đồng Nai, với giá trị là 35 tỷ đồng.
- Chi phí đầu tư CAPEX năm 2023 dự kiến là 326 tỷ đồng, cụ thể: (i) 256 tỷ đồng đầu tư vào ‘Đường ống dẫn nước D1600’ của Nhà máy nước Dĩ An. Khoản này chủ yếu là vay từ JICA và ADB; (ii) Dự kiến đầu tư 70 tỷ đồng vào đường ống truyền tải nước của Nhà máy nước Bàu Bàng, khoản này sẽ bao gồm 40,2 tỷ đồng nợ vay từ Ngân hàng Shinhan và 29,8 tỷ đồng vốn tự có.
- Thương vụ M&A CTCP Cấp nước Cần Thơ với nhu cầu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tích cực nhờ (1) Nhu cầu từ dịch vụ tại tuyến đường cao tốc nối Cần Thơ với các tỉnh lân cận như Cần Thơ - Kiên Giang, An Giang - Cần Thơ; (2) Nhu cầu từ khách hàng công nghiệp khi liên doanh BCM-VSIP phát triển dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ với tổng diện tích 300 ha sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025; (3) TDM và BWE có thể hỗ trợ Cấp nước Cần Thơ giảm tỷ lệ thất thoát nước, cải thiện hệ thống cấp nước để tăng hiệu quả hoạt động.
Luận điểm đầu tư
- Chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với hoạt động của TDM do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và TDM là doanh nghiệp cung cấp nước sạch hoạt động hiệu quả nhất nhờ tỷ lệ thất thoát nước thấp với nguồn nguyên liệu ổn định từ cả sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy Bàu Bàng dự kiến đạt 10% trong giai đoạn 2022-2025 để đáp ứng nhu cầu trong tương lai tại Khu Công nghiệp & Dân cư Bàu Bàng, cũng như các khách hàng công nghiệp mới tại VSIP 3.
- Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TDM, với giá mục tiêu là 39.600 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 6,5%) dựa theo phương pháp DCF. Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ đạt 45% trong năm 2023, tương đương với tỷ suất cổ tức là 3,6%. Trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng thương vụ M&A nhà máy nước Gia Tân - Đồng Nai và CTCP Cấp nước Cần Thơ sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho TDM khi nhu cầu tại Bình Dương tăng trưởng chậm lại.
Anh chị nhà đầu tư nhớ follow FinSuccess để đọc thêm các bài phân tích cổ phiểu như này nhé.