Nguồn báo cáo | Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) |
Chuyên đề | Báo cáo phân tích PVT: Thận trọng đón sóng lớn |
Ngày phát hành | Ngày 11/4/2023 |
Chi tiết báo cáo |
Về kết quả kinh doanh năm 2022
PVTrans đạt KQKD ấn tượng nhờ hưởng lợi từ sự xáo trộn địa chính trị trên thế giới làm tăng nhu cầu vận chuyển dầu. Doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 9.047 tỷ VND (+21,3% svck), LNST và CĐTS đạt 857 tỷ VND (+31% svck). Nếu so sánh với kế hoạch kinh doanh năm 2022 được đề ra, PVT vượt KH đề ra 39% về Doanh thu và vượt KH 41% về LNST.
- Về hoạt động đầu tư, năm 2022 PVTrans tiếp tục có một năm tập trung mở rộng và trẻ hóa đội tàu, nâng tổng số tàu đang hoạt động từ 34 lên 41 tàu (bao gồm 3 tàu chở dầu thô, 16 tàu chở dầu hóa chất, 15 tàu chở LPG, 6 tàu chở hàng rời và một FSO) – các tàu của PVT là những tàu trẻ hơn, phù hợp với xu thế chung của thị trường. Cùng với đó, trong năm PVTvcũng thanh lý một số tàu (tàu Phương Đông Star, tàu Athena và tàu Song Hau PN) ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến.
- Về nguồn vốn và chi phí đầu tư, phần lớn vốn để đầu tư của PVT được huy động từ nguồn vốn vay. Số dư các khoản vay nợ tại 31/12/2022 của PVT tăng +14% so với đầu năm. Chi phí lãi vay cũng ghi nhận ở mức 214,5 tỷ VND trong năm 2022 (+50% svck) trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tăng cao từ 6 tháng cuối năm. Đại diện PVT chia sẻ tại ĐHCĐ, tổng lãi suất lãi vay bình quân của PVT hiện đang thấp hơn 30% so với các đội tàu khác.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2023
PVTrans đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 trên quan điểm rất thận trọng. Doanh thu kế hoạch là 6.800 tỷ VND, chỉ tương đương 75% doanh thu thực hiện năm 2022, LNST kế hoạch là 538 tỷ VND, chưa bằng 50% LNST thực hiện năm 2022.
- Về kế hoạch đầu tư, PVTrans dự kiến đầu tư hơn 4.100 tỷ VND. Trong đó vốn đầu tư cho tàu dự kiến là 3.850 tỷ VND và góp vốn vào các đơn vị thành viên là khoảng hơn 260 tỷ VND. Trong Q1/2023, PVT đã đầu tư vào 02 tàu và dự kiến nhận bàn giao trong tháng 5 – 6/2023.
- Về nguồn vốn và chi phí đầu tư, kế hoạch nguồn vốn đầu tư bao gồm 1.400 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và phần còn lại đi vay và các nguồn khác.
- Về hoạt động kinh doanh 2023, PVTrans ước tính LNST hợp nhất Q1/2023 đạt 278 tỷ VND (+82% svck 2021, +34% so với Q4/20232) tương đương với mức 40% kế hoạch năm. Đồng thời, PVTrans cho biết NMLD Dung Quất sẽ dời kế hoạch bảo dưỡng từ năm 2023 sang đầu năm 2024. Do đó sẽ chỉ có 1 nhà máy dừng lại để bảo dưỡng trong 2023 là NMLD Nghi Sơn. Điều này giảm bớt áp lực giảm doanh thu năm 2023 do việc vận chuyển đầu vào của 2 NMLD là do PVT đảm nhiệm. Thêm vào đó, thị trường vận tải dầu thế giới cho thấy nhu cầu vận tải dầu tiếp tục tăng, các chỉ số liên quan giá cước vận tải dầu như BCTI và BDTI vẫn đang ở vùng cao. Hiện tại, doanh thu vận tải của PVT đang ghi nhận 55% đến từ thị trường quốc tế và 45% từ thị trường nội địa.
Về việc chia cổ tức
Đại hội thống nhất chia cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 3% tiền mặt (300 đồng/cp) và 10% bằng cổ phiếu (PVT sẽ nâng vốn lên hơn 3.900 tỷ VND bằng hình thức phát hành cổ tức bằng cổ phiếu sau khi hoàn thành tăng vốn lên 3.560 tỷ VND).
Định giá
Theo kế hoạch kinh doanh 2023 của PVT, chúng tôi ước tính EPS 2023F ở mức 1.271 VND/CP. Tại mức giá hiện tại, PVT đang giao dịch với P/E 2023F ở mức 16,9x, cao hơn so với mức P/E trung vị 5 năm của PVT ở mức 6,8x và cao hơn P/E VNIndex trung vị 5 năm ở mức 16,1x. Với kế hoạch kinh doanh năm 2023 được đề ra trong ĐHCĐ, định giá hiện tại của PVTrans sẽ không quá hấp dẫn.Năm 2023, ABS Research kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của PVT sẽ vượt kế hoạch do LNST Q1/2023 đã đạt 40% mục tiêu. Về dài hạn, chúng tôi kỳ vọng việc sở hữu đội tàu lớn mạnh và bản chất hoạt động là doanh nghiệp có vốn Nhà nước sẽ là động lực để PVT tăng trưởng thận trọng và an toàn. Chúng tôi đang xem xét lại dự phóng và định giá của PVT.
Anh chị nhà đầu tư nhớ follow FinSuccess để đọc thêm các bài phân tích cổ phiểu như này nhé.