Nguồn báo cáo | CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) |
Chuyên đề | Báo cáo chiến lược 2025 |
Ngày phát hành | Tháng 12/2024 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Room Zalo | Tại đây |
Báo cáo chiến lược 2025 - Chủ đề BỨT PHÁ BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI gồm 4 chuyên đề chính:
1. Chiến lược đầu tư
2. Tổng quan Vĩ mô và thị trường 2024
*Thế giới
- Kinh tế thế giới phục hồi yếu: Kinh tế thế giới năm 2024 đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do các cuộc xung đột địa chính trị kéo dài ở Ukraine, Trung Đông...; bất ổn chính trị ở hàng loạt nền kinh tế lớn, nhiều thảm họa - thiên tai diễn ra trầm trọng do biến đổi khí hậu gia tăng. Điều này đã đẩy giá kim loại quý tăng lên các mức cao kỷ lục. Hoạt động sản xuất toàn cầu tuy hồi phục nhưng vẫn còn yếu. Chỉ số PMI sảnxuất tại một số nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vẫn dưới ngưỡng 50, thể hiện sản xuất tiếp tục thu hẹp qua các tháng.
- Các NHTW lớn trên thế giới giảm lãi suất khi lạm phát giảm dần: Từ giữa năm, một loạt NHTW lớn trên thế giới như NHTW Canada, NHTW ChâuÂu (ECB),… đã bắt đầu hạ lãi suất nhằm giảm áp lực cho nền kinh tế. Tiếp theo sau, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện hạ lãi suất 3 lần trong 2024, đưa lãi suất xuống mức 4,25% - 4,5%.
*Việt Nam
- Chính phủ nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Nhiều tổ chức dự báo GDP Việt Nam hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7,0% do Quốc hội đề ra và thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Điểm sáng là mức tăng GDP đã cao dần qua các quý, sản xuất công nghiệp và xây dựng đã hồi phục mạnh mẽ, CPI trong tầm kiểm soát.
- GDP 2024 tiếp tục phục hồi: Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ qua các quý (Q1: +5,87%; Q2: +6,93%; Q3: +7,4%). Tính chung 9 tháng năm 2024, GDP tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI tăng trưởng tích cực, đầu tư công tiếp tục thúc đẩy kinh tế,...
3. Triển vọng vĩ mô và thị trường 2025
Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025 và cả giai đoạn 2026-2030.Chúng tôi cho rằng triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2025 tích cực với tăng trưởng GDP quanh mức 7,2% trong kịch bản cơ sở.
CPI năm 2025 ước tính tăng khoảng 3,9%-4,2% so với 2024. Các yếu tố làm tăng lạm phát bao gồm:
- Thị trường bất động sản hồi phục và hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh, tăng nhu cầu tín dụng và vòng quay tiền tệ.
- Áp lực từ tỷ giá trong 2025 ở mức cao (nhất là trong nửa đầu năm), từ đó làm tăng giá hàng hoá và nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài.
- Giá dịch vụ y tế, giá điện, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh hàng năm.
- Nguy cơ căng thẳng, xung đột địa chính trị ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
4. Báo cáo ngành và cổ phiếu