Nguồn báo cáo | FiinGroup |
Chuyên đề | Bức tranh KQKD 2024 "Cơ hội bứt phá" |
Ngày phát hành | Tháng 2/2025 |
Chi tiết báo cáo | Tại đây |
Room Zalo | Tại đây |
FiinGroup vừa ra mắt báo cáo: Bức tranh KQKD 2024 với chủ đề "Cơ hội bứt phá" gồm các nội dung chính sau:
1. BỨC TRANH LỢI NHUẬN QUÝ 4 & NĂM 2024
Q4-2024: Lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng +20,7% YoY so với cùng kỳ trong quý 4. Đây là quý thứ 4 liên tiếp tốc độ tăng trưởng duy trì quanh 20-21% YoY, thể hiện xu hướng ổn định. Nhóm Tài chính có LNST tăng +16,8% YoY (đóng góp chủ yếu bởi Ngân hàng), thấp hơn mức trung bình toàn thị trường, trong khi nhóm Phi tài chính đạt mức tăng trưởng cao hơn (+25,2% YoY) nhờ các ngành hưởng lợi từ sự hồi phục về cầu tiêu dùng (Bán lẻ, Du lịch & Giải trí) và một số ngành lớn như Bất động sản, Hàng & Dịch vụ công nghiệp. Điểm tích cực đó là chất lượng tăng trưởng lợi nhuận của nhóm Phi tài chính đã cải thiện đáng kể trong quý 4/2024
Năm 2024: Toàn thị trường ghi nhận tăng trưởng +22,7% về LNST, cao hơn so với mức kỳ vọng dựa trên kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp (+17,9%). Nhóm Tài chính ghi nhận mức tăng khả quan (+17,4%) nhưng vẫn thấp hơn nhóm Phi tài chính (+29,4%). Bức tranh lợi nhuận 2024 cho thấy xu hướng tăng trưởng tích cực nhưng thiếu đột phá, lợi nhuận phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng mạnh như giai đoạn 2021.
- Toàn thị trường: Lợi nhuận hồi phục diện rộng
- Nhóm Phi tài chính: Chất lượng tăng trưởng lợi nhuận được cải thiện
- Nhóm Ngân hàng: Nhóm Ngân hàng Tư nhân dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận 2024; Tăng trưởng Tín dụng sẽ tiếp tục là động lực chính
Cấu trúc lợi nhuận toàn thị trường đang có sự thay đổi đáng kể, với tỷ trọng đóng góp của các ngành có quy mô vốn hóa lớn như Ngân hàng, Bất động sản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Tiện ích giảm. Trong khi đó, nhiều ngành quy mô vốn hóa nhỏ hơn như Bán lẻ, Du lịch & Giải trí, Viễn thông, và Hóa chất gia tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng lợi nhuận toàn thị trường nhờ sự hồi phục về cầu tiêu dùng
2. CẬP NHẬT ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
P/E toàn thị trường hiện ở mức 12,9x, thấp hơn mức trung bình dài hạn (~15x) và tiệm cận vùng đáy lịch sử. So với đỉnh (~19,5x vào năm 2021), P/E hiện đã giảm đáng kể, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và sự suy yếu của dòng tiền vào thị trường (đáng chú ý là xu hướng rút ròng của khối ngoại vẫn tiếp diễn), nhưng hàm ý khả năng thị trường có thể trở nên hấp dẫn hơn nếu có yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô hoặc sự cải thiện trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp hoặc sự kiện liên quan đến thị trường (ví dụ như câu chuyện nâng hạng).
Xét theo từng nhóm, P/E toàn thị trường tiếp tục bị chi phối bởi Ngân hàng, vốn đang giao dịch ở mức 9,4x, kéo mặt bằng định giá chung xuống thấp. Trong khi đó, nhóm Phi tài chính có P/E ở mức 16,9x, nhưng nếu loại bỏ Bất động sản, P/E của nhóm này cao hơn. Điều này cho thấy định giá của một số ngành ngoài Bất động sản vẫn đang duy trì ở mức không thấp.
3. PHỤ LỤC