Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 3.4: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (phần 2: quy trình và đầu ra)

Trong phần 1, FinSuccess đã phân tích yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, nhà cung cấp,.. cũng như ảnh hưởng của sự biến động các yếu tố này lên lợi nhuận doanh nghiệp. Vậy sau khi phân tích đầu vào thì đâu là hướng đi tiếp theo của NĐT? Cùng FinSuccess tiếp tục tìm hiểu nhé

II. Quy trình sản xuất sản phẩm (áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất)

Bài trước đã tìm hiểu về Nguyên vật liệu đầu vào, bài này tiếp tục đến với quy trình sản xuất và đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Quá trình sản xuất là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp giúp biết được quá trình sản xuất diễn ra như thế nào, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ra sao, các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong quá trình này.

Quy trình sản xuất ngành thép

Nội dung nghiên cứu:

  • Nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có tập trung vào quá trình nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong tương lai hay không.
  • Tính chất cạnh tranh về mặt công nghệ giữa các doanh nghiệp trong ngành là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Cùng một công nghệ nhưng khả năng triển khai và vận hành hiệu quả giữa các doanh nghiệp có thể khác nhau.
  • Nghiên cứu giá trị tăng thêm của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Nghiên cứu về nhà máy của doanh nghiệp, công suất hoạt động của từng nhà máy.

III. Nghiên cứu đầu ra và khách hàng của doanh nghiệp

Đầu ra là một trong những công đoạn quan trọng với mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống bán hàng hiệu quả, hệ thống đại lý rộng lớn thì sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với những doanh nghiệp không có.

Nội dung nghiên cứu:

a. Nghiên cứu đầu ra và thị trường

  • Nghiên cứu cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp để biết được tỷ trọng từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp là thế nào.

Cơ cấu daonh thu của PC1

  • Xác định mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp với sản phẩm hoặc dịch vụ chủ lực và cơ cấu doanh thu trong ít nhất 3 năm gần nhất.

Chú ý: nhà đầu tư có thể tìm hiểu cơ cấu doanh thu thông qua báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, website của doanh nghiệp hoặc tham khảo các bài phân tích của FinSuccess tại đây

  • So sánh mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác đi kèm với xem xét mức độ tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho mảng đó.
  • Xem xét biên lợi nhuận gộp của từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa các mảng kinh doanh thì cần kết hợp phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét doanh nghiệp có đang tập trung vào những mảng hoạt động có biên lợi nhuận gộp cao hay không.

Cơ cấu lợi nhuận của PC1

  • Đánh giá nhà máy của doanh nghiệp, công suất của từng nhà máy đang ở mức nào. Kết hợp với thị trường đầu ra để đánh giá giữa công suất và thị trường có tốt cho doanh nghiệp trong tương lai không.

b. Phân tích sức mạnh khách hàng

Một doanh nghiệp thể hiện sức mạnh đối với khách hàng thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Mức độ tập trung của khách hàng cao hay thấp.
  • Chi phí chuyển đổi của khách hàng cao hay thấp thấp khi quyết định thay đổi nhà cung cấp hoặc thay đổi nhu cầu tiêu thụ.
  • Khách hàng có am hiểu chi tiết về sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp hay không?
  • Khả năng tự sản xuất. Khi khách hàng có khả năng tự sản xuất hàng hóa cho chính mình thì sức mạnh của khách hàng sẽ tăng đáng kể.

Phân tích đầu ra - tiêu thụ của DHC

c. Phân tích cạnh tranh của nội bộ ngành

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được những điểm mạnh và yếu của đối thủ cũng là xác định lại điểm mạnh và yếu của chính doanh nghiệp, từ đó xác định đối sách của doanh nghiệp nhằm tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành.

So sánh sản phẩm QNS với các đổi thủ

Nội dung phân tích:

  • Chiến lược trên thị trường của đối thủ.
  • Nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh: Nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, tổ chức, sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối.
  • Phản ứng của đối thủ: Đối thủ cạnh tranh cùng ngành thường sẽ cùng bị những sự kiện chung của ngành ảnh hưởng. Xem xét phản ứng của đối thủ trong các trường hợp như vậy giúp dự đoán được một phần chiến lược và việc phân tích này càng có ý nghĩa hơn nếu được theo dõi một thời gian dài trong quá khứ.
  • Dự đoán động thái tương lai của đối thủ.

d. Phân tích rào cản gia nhập ngành

Việc đối thủ mới gia nhập vào ngành có thể làm giảm thị phần của các doanh nghiệp trong ngành qua đó tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp hiện tại trong ngành.

Các yếu tố rào cản cho việc gia nhập ngành:

Rào cản từ chính phủ: có một số ngành chính phủ hạn chế các doanh nghiệp tham gia vì mang tính nhạy cảm và có ảnh hưởng lớn đến ngành khác, ảnh hưởng đến môi trường, xã hội… thì việc gia nhập ngành là khó khăn đối với những doanh nghiệp bên ngoài.

Thương hiệu và bản quyền: có những ngành đòi hỏi hàm lượng nghiên cứu lớn (dược phẩm) và bản quyền để gia nhập vào ngành là cao (thông qua các hình thức bảo hộ), do đó, đây là rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp ngoài ngành gia nhập vào ngành.

Rào cản về vốn đầu tư: những ngành yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn cũng là rào cản cho các doanh nghiệp ngoài ngành. Ví dụ: ngành thép, ngân hàng,..

Lợi thế về quy mô: khi những doanh nghiệp trong ngành đã có lợi thế về quy mô lớn thì các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành càng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Hà Anh Minh
Investment Analyst
Hà Anh Minh

Trong thị trường tài chính, nuốt nước bọt vẫn tốt hơn lau nước mắt.


Có thể bạn quan tâm
Bài 3.6: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp (Phần 2)

Bài 3.6: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp (Phần 2)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-24 14:50

Bên cạnh các yếu tố như đội ngũ lãnh đạo hay cơ cấu cổ đông, nhà đầu tư cũng cần đánh giá năng lực q...

Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-22 10:44

Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét trước...

Bài 3.7: Cách sử dụng mô hình SWOT trong phân tích doanh nghiệp

Bài 3.7: Cách sử dụng mô hình SWOT trong phân tích doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh 2023-05-16 16:53

SWOT là mô hình kinh điển được áp dụng rộng rãi trong phân tích doanh nghiệp từ đó giúp người dùng đ...

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh 2023-05-15 15:45

Vòng đời doanh nghiệp là khái niệm được nhiều nhà đầu tư bỏ qua trong quá trình phân tích nhưng lại...

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-10 16:00

Việc phân tích chuỗi giá trị giúp NĐT có thể xác định được các yếu tố trọng yếu ở mỗi giai đoạn ảnh...

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Hoạt động kinh doanh 2023-05-09 17:26

Mô hình kinh doanh (MHKD) mô tả cách thức một công ty kiếm lợi nhuận và tạo ra giá trị cho chủ sở hữ...