Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 3.6: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp (Phần 2)

Bên cạnh các yếu tố như đội ngũ lãnh đạo hay cơ cấu cổ đông, nhà đầu tư cũng cần đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp vì nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và tăng trưởng bền vững của công ty.

Phần 2 này sẽ tập trung vào đánh giá năng lực quản lý:

1. Quản trị tài chính

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, thực hiện những nội dung cơ bản đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động quản trị tài chính thông qua các quyết định cơ bản và dựa vào phân tích hệ số tài chính của doanh nghiệp để đánh giá ngược lại hệ thống quản trị tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp.

  • Quyết định về nguồn tài trợ: Quyết định nguồn tài tài trợ là việc lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu hay vốn vay (trong vốn vay lại lựa chọn vốn vay ngắn hạn hay dài hạn).

  • Quyết định về phân chia lợi nhuận: Nhà quản trị sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại tái đầu tư. Nếu chia cổ tức thì lựa chọn chính sách chi trả cổ tức cao hay thấp?

  • Quyết định khác: phòng ngừa rủi ro, tiền lương, thưởng,…

Chú ý: Trong phần này cần kết hợp với phần phân tích tài chính để đánh giá năng lực ban quản lý thông qua các chỉ số tài chính. Ví dụ như ROE, Tăng trưởng, Gross Margin, Operating Margin… để xem xét năng lực của từng người tương ứng với từng vị trí.

2. Quản trị nhân sự

Theo Cakar và Bititci (2003): "Quản lý con người là một yếu tố cần thiết để tăng hiệu quả kinh doanh".

Tiêu chí (human resources management) đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực, xác định, phát triển và duy trì năng lực của người lao động, khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động.

Phân tích khả năng quản trị nhân sự thông qua các tiêu chí sau:

  • Nghiên cứu tài nguyên nhân lực: Từ các số liệu hiện tại (quy mô, trình độ, cơ cấu lao động, bậc lao động,…) để xem xét tới việc thay đổi nguồn nhân lực trong tương lai hay thiết lập kế hoạch đào tạo.
  • Tuyển dụng nhân sự
  • Đào tạo và sử dụng
  • Đánh giá nhân sự và tạo cơ hội phát triển

3. Các hệ thống quản lý khác

Đối với các doanh nghiệp sản xuất:

  • Quản lý kho hàng: Sắp xếp kho hàng; hoạt động nhập kho, xuất kho; hoạt động lưu kho (như điểu chỉnh, kiểm tra nhiệt độ, xoay dán nhãn hàng, …); hoạt động bảo vệ.
  • Quản lý kênh phân phối, bán hàng: Chính sách đối với nhà phân phối sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc khi đưa ra các ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động của kênh phân phối.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ: Quản lý khách hàng khách hàng là cần thiết cho việc xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao mức độ gắn kết đối với doanh nghiệp.

Xem lại Phần 1 của bài viết Nghiên cứu bộ máy quản lý doanh nghiệp tại ĐÂY.

Hà Anh Minh
Investment Analyst
Hà Anh Minh

Trong thị trường tài chính, nuốt nước bọt vẫn tốt hơn lau nước mắt.

1 COMMENT

nguyencongtrang1002

nguyencongtrang1002

26/May/2023 11:01

Cảm ơn ad.



Có thể bạn quan tâm
Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-22 10:44

Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét trước...

Bài 3.7: Cách sử dụng mô hình SWOT trong phân tích doanh nghiệp

Bài 3.7: Cách sử dụng mô hình SWOT trong phân tích doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh 2023-05-16 16:53

SWOT là mô hình kinh điển được áp dụng rộng rãi trong phân tích doanh nghiệp từ đó giúp người dùng đ...

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh 2023-05-15 15:45

Vòng đời doanh nghiệp là khái niệm được nhiều nhà đầu tư bỏ qua trong quá trình phân tích nhưng lại...

Bài 3.4: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (phần 2: quy trình và đầu ra)

Bài 3.4: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (phần 2: quy trình và đầu ra)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-15 10:32

Trong phần 1, FinSuccess đã phân tích yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, nhà cung cấp,.....

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-10 16:00

Việc phân tích chuỗi giá trị giúp NĐT có thể xác định được các yếu tố trọng yếu ở mỗi giai đoạn ảnh...

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Hoạt động kinh doanh 2023-05-09 17:26

Mô hình kinh doanh (MHKD) mô tả cách thức một công ty kiếm lợi nhuận và tạo ra giá trị cho chủ sở hữ...