Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 3.7: Cách sử dụng mô hình SWOT trong phân tích doanh nghiệp

SWOT là mô hình kinh điển được áp dụng rộng rãi trong phân tích doanh nghiệp từ đó giúp người dùng định hình được chiến lược cũng như những rủi ro có thể mắc phải trong quá trình hoạt động. SWOT là viết tắt của 4 chữ gồm Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Bốn yếu tố trên sẽ cung cấp tổng quan về các yếu tố trong và ngoài của một doanh nghiệp giúp người sử dụng tham khảo để ra quyết định.

1. Lịch sử ra đời mô hình SWOT

Ban đầu mô hình được sử dụng như một công cụ trong quân sự để đánh giá các yếu tố trong và ngoài của một quốc gia hoặc khu vực chiến tranh. Tuy nhiên, sau đó mô hình được áp dụng vào lĩnh vực doanh nghiệp và được ghi nhận là một phương pháp phân tích môi trường tổng quát.

Giai đoạn 1960-1970, Ông Albert Humphrey, một nhà tâm lý học và quản lý tại Viện Nghiên cứu Stanford đã cùng với một nhóm chuyên gia khác phát triển và sử dụng mô hình để phân tích hàng trăm dự án kinh doanh. Cho đến hiện tại thì SWOT đã trở thành mô hình phổ biến trong phân tích chiến lược và doanh nghiệp.

Albert Humphrey  (02/06/1926 – 31/10/2005)

2. Vai trò của mô hình SWOT

Mô hình được xem như một công cụ phản ánh thực tế hoặc kim chỉ nam để nhìn vào những mặt tốt và chưa tốt của doanh nghiệp, một dự án hoặc cả một lĩnh vực. Người sử dụng cần tránh đưa vào những thiên kiến đã hình dung trong đầu trước đó mà làm sai lệch thực tế và nên sử dụng mô hình như một chỉ dẫn hơn là giải pháp cho những vấn đề.

Bằng cách sử dụng cả dữ liệu trong và ngoài, SWOT hướng doanh nghiệp vào những chiến lược có nhiều xác suất thành công cao nhất và tránh rơi vào những con đường mang tính hủy hoại.

3. Các thành phần của SWOT

a. Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh mô tả những điểm vượt trội hoặc khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh trạnh khác như thương hiệu yêu thích, khách hàng trung thành, sản phẩm chất lượng, dịch vụ chăm sóc tận tình, sức mạnh công nghệ và nhiều thứ khác. Yếu tố này nên được sử dụng để có chỗ đứng trên thị trường và thu hút nhà đầu tư.

b. Điểm yếu (Weaknesses)

Điểm yếu là những hạn chế, thiếu sót của tổ chức gây trở ngại trong hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố gây trở ngại cho doanh nghiệp như công nghệ kém phát triển, Chi phí sản xuất cao, nhân lực không đủ trình độ.

c. Cơ hội (Opportunities)

Cơ hội là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng như một lợi thế cạnh tranh. Ví dụ Quy hoạch Điện 8 của Chính Phủ được thông qua tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo phát triển, giảm thuế VAT về 8% tạo điều kiện cho lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu.  

d. Thách thức (Threats)

Ngược lại với cơ hội, thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp bao gồm tăng chi phí nguyên vật liệu, tăng đối thủ cạnh, thắt chặt nguồn cầu, rào cảo gia nhập lớn và còn nhiều điểm bất lợi khác.

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của PNJ

5. Cách sử dụng mô hình SWOT

Xác định mục tiêu: Do phạm vi sử dụng của mô hình rất rộng nên người sử dụng cần phải xác định rõ mục tiêu. Ví dụ công ty có dự định tung một sản phẩm mới ra thị trường thì mục tiêu là xác định xem sản phẩm có nên tung ra bằng cách phân tích 4 yếu tố trên.

Thu nhập dữ liệu: Mô hình nên được xây dựng trên một bộ dữ liệu đầy đủ và đa dạng để tạo nên bảng phân tích, bên cạnh đó việc xây dựng mô hình nên có sự tham gia nhiều bên bao gồm nhà đầu tư và những người liên quan đến doanh nghiệp để mô hình có giá trị.

Lên ý tưởng: Với mỗi thành phần của SWOT, người sử dụng nên cho ra được ý tưởng thông qua những câu hỏi như hình dưới đây.

Chọn lọc các ý tưởng: Sau khi có được danh sách các ý tưởng thì việc tiếp theo là chọn lọc. Doanh nghiệp hoặc dự án chỉ nên tập trung vào những ý tưởng tốt nhất để thực thi hoặc những rủi ro có thể phải đối mặt nhất để tìm cách giảm thiểu.

Xây dựng chiến lược: Sau khi có được những ý tưởng cho cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thì bước cuối cùng là chuyển đổi mô hình SWOT sang xây dựng chiến lược.

Các câu hỏi có thể liệt kê trong mô hình SWOT

6. Kết luận

SWOT không thể giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp đang gặp phải. Tuy nhiên công cụ sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất định như:

  • Khiến những vấn đề phức tạp trở nên dễ quản lý hơn
  • Mô hình SWOT yêu cầu cân nhắc cả những yếu tố bên ngoài
  • Mô hình SWOT có thể áp dụng hầu hết mọi thắc mắc doanh nghiệp

Đây sẽ là công cụ không thể thiếu cho những nhà đầu tư muốn đánh giá các cơ hội đầu tư, mọi người có thể tham khảo thêm mô hình 5 áp lực cạnh tranh để có thế đánh giá rõ nét các tác động bên ngoài doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter

Duy Thoại
Investment Analyst
Duy Thoại

"Khi được hứa hẹn về làm giàu nhanh chóng, hãy nhanh chóng nói Không"


Có thể bạn quan tâm
Bài 3.6: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp (Phần 2)

Bài 3.6: Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp (Phần 2)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-24 14:50

Bên cạnh các yếu tố như đội ngũ lãnh đạo hay cơ cấu cổ đông, nhà đầu tư cũng cần đánh giá năng lực q...

Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Bài 3.5: Nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp (Phần 1)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-22 10:44

Nghiên cứu bộ máy quản lí của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét trước...

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Bài 3.2: Cách xác định vòng đời doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh 2023-05-15 15:45

Vòng đời doanh nghiệp là khái niệm được nhiều nhà đầu tư bỏ qua trong quá trình phân tích nhưng lại...

Bài 3.4: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (phần 2: quy trình và đầu ra)

Bài 3.4: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (phần 2: quy trình và đầu ra)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-15 10:32

Trong phần 1, FinSuccess đã phân tích yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, nhà cung cấp,.....

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Bài 3.3: Phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp (Phần 1: Đầu vào)

Hoạt động kinh doanh 2023-05-10 16:00

Việc phân tích chuỗi giá trị giúp NĐT có thể xác định được các yếu tố trọng yếu ở mỗi giai đoạn ảnh...

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Bài 3.1: Tầm quan trọng của phân tích mô hình kinh doanh - Business model

Hoạt động kinh doanh 2023-05-09 17:26

Mô hình kinh doanh (MHKD) mô tả cách thức một công ty kiếm lợi nhuận và tạo ra giá trị cho chủ sở hữ...