Dưới đây là 7 chỉ số định giá phổ biến trên thị trường mà Finsuccess tổng hợp và thường sử dụng để định giá các cổ phiếu trong danh mục thời gian qua:
1. Chỉ số P/S (Price-to-Sales)
Chỉ số P/S (Price-to-Sales) - Market Capitalization divided by Sales: Đây là chỉ số định giá dùng để so sánh giá cổ phiếu của công ty với doanh thu của công ty đó, cho biết số tiền mà các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng trả cho mỗi đồng doanh thu của công ty.
Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định, doanh thu tăng trưởng đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp thì rất có thể doanh nghiệp đang bị định giá thấp và đây chính là cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, nếu hệ số P/S quá so với các doanh nghiệp trong ngành, có thể công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực.
2. Chỉ số P/GP (Price-to-gross profit)
Chỉ số P/GP (Price-to-gross profit) - Market Capitalization divided by Gross Profit: Đo lường mối quan hệ giữa vốn hóa thị trường và lợi nhuận gộp (gross profit) từ hoạt động kinh doanh của một công ty. Chỉ số này giúp định giá mức độ tương xứng giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận gộp của công ty.
Một P/GP thấp có thể cho thấy công ty đang được định giá rẻ hơn so với lợi nhuận gộp mà nó tạo ra. Ngược lại, một P/GP cao có thể chỉ ra sự quá mức trong định giá.
3. Chỉ số P/EBITDA (Price to EBITDA ratio)
Chỉ số P/EBITDA (Price to EBITDA ratio) - Market Capitalization divided by Earnings Before: Đo lường mối quan hệ giữa giá trị thị trường của một công ty và lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA).
4. Chỉ số P/EBIT (Price to EBIT ratio)
Chỉ số P/EBIT (Price to EBIT ratio) - Market Capitalization divided by Earnings Before Interest, Taxes (EBIT): Đo lường mức định giá của một công ty so với khả năng sinh lời hoạt động cốt lõi của công ty đó. Chỉ số P/EBIT giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về mức định giá của công ty so với khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi, mà không bị ảnh hưởng bởi lãi suất và thuế.
5. Chỉ số P/EBT (Price to EBT ratio)
Chỉ số P/EBT (Price to EBT ratio) - Market Capitalization divided by Earnings Before Taxes (EBT): Chỉ số này cũng tương tự P/EBIT, tuy nhiên nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về mức định giá của công ty so với khả năng tạo ra lợi nhuận chỉ trước thuế từ hoạt động kinh doanh.
6. Chỉ số P/E (Price to Earnings)
Chỉ số P/E (Price to Earnings) - Market Capitalization divided by Earnings: Đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS).
Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của công ty.
7. Chỉ số P/FCF (Price to Free Cash Flow)
Chỉ số P/FCF (Price to Free Cash Flow) - Market Capitalization divided by Free Cash Flow: Đo lường giá thị trường so với dòng tiền tự do hoạt động trên mỗi cổ phiếu.
Một công ty có hệ số P/CF thấp hơn so với các công ty cùng ngành có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đó có thể đang khá rẻ, hoạt động kinh doanh của công ty lành mạnh và công ty vẫn còn tiền để trả cổ tức. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của các cổ đông sẽ tăng lên.
Trong đó:
- Vốn hóa thị trường đề cập đến tổng giá trị của các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty:
- Cách tính: Giá thị trường hiện tại của một cổ phiếu * tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
- Chỉ số này cho thấy mức độ mà thị trường đánh giá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty
- Dòng tiền tự do (FCF) là một chỉ số đo lường khả năng tạo ra dòng tiền của một công ty:
- Cách tính: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh - các khoản đầu tư vốn (số tiền chi tiêu cho việc mua sắm hoặc duy trì tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị)
- Chỉ số này thể hiện số tiền mà một công ty có thể tạo ra sau khi đã chi tiêu số tiền cần thiết để duy trì hoặc mở rộng cơ sở tài sản của mình
Hy vọng thông qua “7 chỉ số định giá phổ biến trên thị trường” trên, nhà đầu tư có thể chọn lựa và áp dụng để định giá một doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đừng quên xem các bài học đầu tư khác của Finsuccess tại đây