Nguồn báo cáo Ban Nghiên cứu thị trường & Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS Chuyên đề Thực Trạng Sức Khỏe Thị Trường Bất Động Sản Việt Nam Ngày phát hành Ngày 05/06/2023 Chi tiết báo cáo
Thực trạng sức khỏe thị trường BĐS Việt Nam
- Thiếu nguồn cung: “Nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu hụt” là những từ chính xác để mô tả vềthực trạng nguồn cung trong thờigian qua.
- Sụt giảm nguồn cầu: Thời gian quan, thị trường luôn trong trạng thái "thiếu vắng" khách hàng
- Sụt giảm giao dịch: Thiếu nguồn cung phù hợp cộng với dòng tiền yếu và niềm tin bị sụt giảm, khiến cho lượng giao dịch năm 2022 và quý 1.2023 đều có chiều hướng đi xuống.
- Mất thị trường.
- Thiếu dòng tiền: Siết chặt tín dụng, đặc biệt áp dụng với bất động sản.
Thực trạng sức khỏe đối tượng tham gia thị trường
- Các Doanh nghiệp đầu tư, phát triển BĐS đồng loạt lâm vào trạng thái “ngộp thở” trong thời gian dài. Như “người sắp chết đuối”. Mặc dù đã cố gắng loại bỏ dần các yếu tố làm giảm sức nặng. Nhưng vẫn không đủ sức để có thể ngoi lên.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS là cầu nối giữa các Chủ đầu tư vớikhách hàng. Nguồn thu của các Doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc phân phối các sản phẩm BĐS. Khi thị trường không có sản phẩm, thiếu hụt khách hàng thì đương nhiên các Doanh nghiệp bắt buộc bị đặt vào thế khó.
- Hiện tượng sụt giảm số lượng Môi giới BĐS trở thành làn sóng càn quét trên quy mô rộng khắp các Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tại khắp các địa phương trên cả nước. Không có bất cứ trường hợp nào ngoại lệ. Theo khảo sát của VARS, số lượng Môi giới BĐS hiện nay hoạt động trên thị trường chỉ còn khoảng 30%-40% so với thời điểm cuối năm 2022.
Nguyên nhân
- Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến tình hình kinh tế chung lâm vào trạng thái khó khăn.
- Giãn cách xã hội trong suốt một khoảng thời gian dài, khiến tất cả các hoạt động trong nền kinh tế buộc phải ngưng trệ. Bất động sản cũngkhông phải ngoại lệ...
Hệ lụy
Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp Doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản nợ,kéo dài thời hạn trả nợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Thông tư02/2023/TT-NHNN,... Tuy nhiên, những chính sách này chỉ có tácđộng giúp các Doanh nghiệp cầm chừng. Thay vì “đóng băng” tại thời điểm này thì kéo dài hơn tình trạng “thoi thóp” và chuyển sang “đóng băng” tại thời điểm khác...