Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 5.1: Phương pháp định giá doanh nghiệp (Phần 1)

Trong bài viết trước, FinSuccess đã đề cập đến tổng quan về các phương pháp định giá phổ biến trong đầu tư. Vậy mỗi phương pháp có những tính chất, đặc điểm riêng biệt nào cần phải lưu ý? Hãy cùng FinSuccess tìm hiểu nhé!

A. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

1. Định nghĩa

   1.1. Tổng quan

Phương pháp so sánh được sử dụng khá rộng rãi trong công tác định giá IPO, M&A, thẩm định giá trị tài sản, có thể là bất động sản, trái phiếu, mua bán doanh nghiệp… Có rất nhiều quan điểm về định nghĩa của phương pháp so sánh.

Trong phạm vi phân tích và định giá doanh nghiệp, phương pháp so sánh được hiểu là “phương pháp định giá một doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp tương đồng trên thị trường

   1.2. Cơ sở và giả định

Phương pháp so sánh được thực hiện dựa trên cơ sở các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định giá như nhau (Law of One Price) với các giả định sau:

  • Các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định giá như nhau.
  • Thị trường tự điều chỉnh các sai lệch theo thời gian.

2. Doanh nghiệp tương đồng

Nhìn chung, có thể hiểu doanh nghiệp tương đồng là doanh nghiệp có các đặc điểm gần giống với doanh nghiệp cần định giá.

Lý thuyết CCA (Comparable Company Analysis) đề cập đến phương pháp lựa chọn doanh nghiệp tương đồng dựa theo 4 đặc điểm/tiêu chí như sau:

Lý thuyết về doanh nghiệp tương đồng trong định giá

3. Các hệ số so sánh

   3.1 Khái niệm

Nhìn chung, công thức tổng quát của hệ số so sánh như sau:

Đối với định giá doanh nghiệp, giá trị tài sản (tử số) có thể là giá trị vốn hóa thị trường (Market cap) và giá trị doanh nghiệp (EV). Yếu tố tạo nên giá trị tài sản (mẫu số) có thể là lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế, EBIT, EBITDA), dòng tiền (CFO, FCFE, FCFF), giá trị sổ sách, doanh thu…

   3.2. Đặc điểm hệ số so sánh

Để có thể thực hiện phương pháp so sánh có ý nghĩa thì các hệ số cần phải đáp ứng những điều kiện về tính thống nhất nhất, liên tục cũng như tính chất có thể so sánh.

Đặc điểm hệ số so sánh

   3.3. Các hệ số so sánh thường dùng

Dưới đây là một số hệ số hay được nhà đầu tư sử dụng trong định giá doanh nghiệp, cũng như những ưu điểm và hạn chế của chúng. 

Các hệ số hay dùng trong phương pháp định giá so sánh

Ví dụ hiện tại ngân hàng Sacombank (STB) và ACB có sự tương đồng rõ nét về về quy mô tài sản, vốn chủ, cơ cấu tập khách hàng,... Trong quá khứ, định giá P/B của ACB đã tăng rõ rệt sau giai đoạn tái cơ cấu. Hiện tại Sacombank cũng đã bước vào những giai đoạn cuối trong quá trình tái cơ cấu nên kỳ vọng định giá P/B của STB cũng sẽ tăng tương tự.

B. PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN:

1. Định nghĩa

Phương pháp định giá bằng tài sản là phương pháp ước tính giá trị của công ty dựa trên giá trị của từng tài sản trong công ty đó, trừ đi các khoản nợ.

2. Trường hợp áp dụng

Áp dụng cho các công ty có tài sản tách biệt và dễ mua bán: Nếu một công ty là tập hợp của các tài sản riêng biệt như các công ty bất động sản thì các tài sản đất đai của nó có thể được bán riêng lẻ và chúng ta có thể ước lượng giá trị của từng tài sản một cách dễ dàng.

Áp dụng tốt cho các công ty trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái: vì những công ty mang đặc tính tăng trưởng mạnh rất khó để áp đặt cho một mức giá phù hợp tại thời điểm định giá, vì vậy phương pháp định giá bằng tài sản chỉ áp dụng phù hợp cho các công ty trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái.

Một thị trường năng động có nhiều tài sản giống nhau: một thị trường năng động với nhiều tài sản tương đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi áp dụng phương pháp này.

3. Phương pháp thực hiện

Phương pháp phổ biến nhất trong hướng tiếp cận này là định giá dựa vào tài sản ròng (Net Asset Value).

Phương pháp này cho rằng giá trị của công ty bằng tổng giá trị hợp lý của các tài sản riêng lẻ của công ty đó, trừ đi các khoản nợ.

Giá trị hợp lý của các tài sản riêng lẻ có thể được xác định bằng 2 phương pháp sau:

Giá trị thanh lý:

  • Giá trị thanh lý của một công ty là giá trị mà thị trường sẵn sàng trả cho các tài sản của công ty đó nếu họ giải thể ngay tại thời điểm hiện tại. Giá trị này đã bao gồm chi phí thanh lý của công ty (thanh toán cho nhân viên, chi phí thuế, và các chi phí thanh khác).
  • Trong trường hợp thanh lý khẩn cấp, giá trị thanh lý sẽ thấp hơn giá trị trường vì chúng ta phải áp dụng một tỷ lệ chiết khấu cho tài sản.

Giá trị thay thế: Giá trị thay thế của một công ty là chi phí để mua mới, thay thế toàn bộ tài sản của công ty đó tại thời điểm hiện tại. Phương pháp này thường được dùng để quyết định giá trị của những tài sản vô hình ví dụ như bản quyền.

Ví dụ: sử dụng phương pháp tài sản để định giá doanh nghiệp Finsuccess

Công ty Finsuccess là một công ty niêm yết trên sàn. Các chuyên viên thẩm định tài sản kết luận rằng hiện tài sản cố định của công ty đang có giá thị trường gấp 1.2 lần so với giá trị sổ sách. Nợ phải trả và các tài sản ngắn hạn có giá thị trường bằng giá trị sổ sách. Công ty hiện đang có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành.             

Tiền và tương đương tiền

10

Khoản phải thu

20

Hàng tồn kho

10

Tài sản cố định (ròng)

15

Tài sản cố định (giá trị thị trường)

15 * 1.2 = 18

Tổng tài sản

55

Khoản phải trả

10

Nợ phải trả

15

Vốn chủ sở hữu

30

Tổng nguồn vốn

55

Giá trị thị trường của tài sản: 10+20+10+15*120% = 58 tỷ

Giá trị thị trường của nợ phải trả: 10 +15 = 25 tỷ

=> Giá trị tài sản ròng: 58-25 = 33 tỷ

Định giá cổ phiếu: 33,000,000,000/1,000,000 = 33,000 VND/cp

4. Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Có thể đưa ra mức giá thấp nhất của công ty.
  •  Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp.

Nhược điểm:

  •  Không phù hợp trong trường hợp công ty nhiều tài sản không thể tách rời khỏi công ty như thương hiệu mạnh hay lợi thế thương mại. Do đó không phù hợp khi công ty có nhiều tài sản vô hình.
  • Giá trị hợp lý của tài sản có thể khó xác định và không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị công ty.
  • Không phù hợp định giá công ty trong thời kỳ bong bóng tài sản.
  • Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản.

Phương pháp thứ ba là Phương pháp chiết khấu dòng tiền, tìm hiểu chi tiết ở Phần 2 nhé. 

Hà Anh Minh
Investment Analyst
Hà Anh Minh

Trong thị trường tài chính, nuốt nước bọt vẫn tốt hơn lau nước mắt.


Có thể bạn quan tâm
7 thách thức lớn trong việc định giá công ty

7 thách thức lớn trong việc định giá công ty

Định giá doanh nghiệp 2024-09-12 14:23

"Giá trị của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở những gì nó có, mà còn ở những gì nó có thể trở thành....

Hiểu về định giá

Hiểu về định giá

Định giá doanh nghiệp 2024-08-29 13:20

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của định giá là vô cùng quan trọng bởi nó góp phần làm minh bạ...

Bài 5.3: Phương pháp đầu tư GARP (Growth at a Reasonable Price)

Bài 5.3: Phương pháp đầu tư GARP (Growth at a Reasonable Price)

Định giá doanh nghiệp 2023-05-30 11:42

Phương pháp GARP (Growth at a Reasonable Price) là một chiến lược đầu tư hấp dẫn kết hợp giữa tăng t...

Bài 5.2: Phương pháp định giá doanh nghiệp (Phần 2)

Bài 5.2: Phương pháp định giá doanh nghiệp (Phần 2)

Định giá doanh nghiệp 2023-05-09 15:39

Trong bài viết trước, FinSuccess đã đề cập đến tổng quan về các phương pháp định giá phổ biến trong...