C. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN (DCF)
1. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) hoạt động dựa trên giả định rằng doanh nghiệp được định giá đang và sẽ hoạt động bình thường mãi mãi và đem lại dòng tiền. Do đó, DCF định giá một tài sản bằng cách chiết khấu về hiện tại tất cả những dòng tiền kỳ vọng mà tài sản có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Nói cách khác, giá trị hiện tại của một doanh nghiệp là giá trị hiện tại của các dòng tiền mà doanh nghiệp đó được kỳ vọng sẽ tạo ra trong tương lai.
2. Các giả định trong phương pháp DCF
Phương pháp DCF nghiên cứu dựa trên giả định sau:
Giả định công ty hoạt động mãi mãi (Going concern): Mỗi tài sản có một giá trị nội tại, giá trị này được dựa trên tiền đề là công ty sẽ dùng tài sản của mình để tạo ra các dòng tiền mãi mãi.
Thị trường phạm lỗi và sẽ sửa lỗi: Giá trị thực của công ty không được thị trường phản ánh chính xác, qua thời gian thị trường sẽ điều chỉnh lại, đây là giả định quan trọng để có thể sử dụng phương pháp DCF trong đầu tư
Dòng tiền được sinh ra bởi tài sản hoạt động: Giá trị nội tại chỉ phản ánh giá trị dòng tiền được sinh ra bởi tài sản hoạt động.
Chi phí sử dụng vốn phản ánh đầy rủi ro của dòng tiền trong tương lai: chi phí cơ hội của vốn cổ phần phản ánh đầy đủ sự không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai.
3. Ưu, nhược điểm của phương pháp DCF:
Ưu điểm:
-
Bao gồm những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp như chi phí vốn cổ phần, dòng tiền, tốc độ tăng trưởng…
-
Đánh giá doanh nghiệp dựa vào kết quả trong tương lai hơn là trong quá khứ.
Nhược điểm:
-
Cần xây dựng mô hình phức tạp và phụ thuộc nhiều vào các độ chính xác của các giả định do người phân tích đưa ra.
-
Không nắm bắt được yếu tố thị trường. Về khía cạnh này, các phương pháp so sánh tỏ ra vượt trội hơn.
4. Các phương pháp DCF phổ biến
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM): Phương pháp này dựa vào giá trị cổ tức mà doanh nghiệp trả cho nhà đầu tư. Cổ tức đại diện cho dòng tiền thực tế mà cổ đông nhận được, do đó việc đánh giá giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ đưa ra giá trị của doanh nghiệp đối với cổ đông.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE): Phương pháp này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đông của doanh nghiệp có thể nhận được sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vốn đầu tư và vốn lưu động.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF): Phương pháp này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các nhà đầu tư (bao gồm cả cổ đông và người nắm giữ các khoản nợ) của doanh nghiệp sau khi đã đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vốn đầu tư và vốn lưu động.
Tóm tắt công thức và phạm vi áp dụng các công thức:
5. Ưu nhược điểm của các phương pháp DCF
Ví dụ: Định giá doanh nghiệp FinSuccess theo phương pháp DDM
Năm 2022, FISC vừa trả cổ tức tiền mặt 1000 VND/cp. Giả sử cổ tức năm 2023 sẽ tăng 10% và giá cổ phiếu cuối năm 2023 đạt mức 20,000 VND/cp. Hãy định giá FISC theo phương pháp DDM, biết rằng chi phí vốn cổ phần của FISC là 8%.
Cổ tức năm 2023 |
1000 * 1.1 = 1100 |
Giá trị hiện tại (PV) của cổ tức 2023 |
1100/(1+8%) = 1018.5 |
PV của giá cổ phiếu cuối năm 2023 |
20,000/(1+8%) = 18,518 |
Định giá FISC |
18,518 +1018.5 = 19,537 VNĐ/cp |
Tìm hiểu 2 phương pháp định giá khác là Phương pháp so sánh và Phương pháp tài sản.