1/ Định nghĩa
Phương pháp định giá GARP, viết tắt của Growth at a Reasonable Price (Tăng trưởng với một giá hợp lý), là một phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến. GARP kết hợp giữa hai phương pháp định giá khác nhau là định giá theo chỉ số P/E (Price-to-Earnings) và PEG (định giá theo tốc độ tăng trưởng).
Theo phương pháp GARP, nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp hơn so với ngành và thị trường chung, đồng thời có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngành và thị trường.
2/ Công thức
Nhà đầu tư theo phương pháp GARP không nhất thiết tuân theo tỷ lệ hoặc chỉ số định giá cụ thể để giúp họ lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư GARP thường sử dụng định giá P/E và PEG để tìm ra một số cổ phiếu đã được chiết khấu đáng kể.
Trong đó, nhà đầu tư GARP thường yêu cầu chỉ số PEG không được lớn hơn 1 và dao động quanh mức 0.5. Tỷ lệ PEG bé hơn 1 chỉ ra rằng hiện cổ phiếu đang bị đánh giá thấp, ngay cả khi được xét thêm về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
Ví dụ: Cổ phiếu BMP đang có P/E 8.05 với tốc độ tăng trưởng LN 4 quý gần nhất lên tới 17.11%. Vậy hiện BMP đang giao dịch ở mức PEG: 8.05 / 17.11 = 0.47 lần.
3/ Một số nhà đầu tư nổi tiếng đã áp dụng phương pháp GARP
Peter Lynch, một nhà đầu tư nổi tiếng và quản lý quỹ Magellan, đã sử dụng phương pháp GARP để định giá và đầu tư vào các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định và giá cổ phiếu hợp lý. Phương pháp này đã giúp ông đạt được tỷ suất sinh lời ấn tượng trong sự nghiệp quản lý quỹ của mình.
Warren Buffett, một nhà đầu tư và doanh nhân hàng đầu thế giới, cũng đã áp dụng phương pháp GARP vào chiến lược đầu tư của mình. Ông chú trọng vào việc định giá cổ phiếu theo tiêu chí tăng trưởng và giá trị hợp lý, và đã đạt được thành công lớn trong việc tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và định giá hợp lý.
4/ Lưu ý
Bởi vì GARP là phương pháp kết hợp giữa 2 trường phái đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng, tỷ suất sinh lời (TSSL) của nhà đầu tư GARP cũng sẽ nằm giữa mức TSSL của 2 phương pháp này. Ví dụ, phương pháp đầu tư giá trị sẽ hiệu quả hơn khi thị trường sụt giảm, trong khi đầu tư tăng trưởng sẽ đem lại hiệu suất tốt nhất vào lúc “Uptrend”. Khi đó, Phương pháp GARP trong 2 bối cảnh này sẽ đem lại hiệu suất nằm ở mức trung bình.
Chuỗi bài viết về phương pháp định giá trong đầu tư khá hay và có thể giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình cơ cấu danh mục của mình, mời anh/chị đọc cái bài viết liên quan ở Đây nhé ạ.