Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 2.2: Chứng khoán là gì? Những khái niệm cơ bản nhất

Rất nhiều Nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào thị trường chứng khoán mà bỏ qua bước cơ bản nhất là hiểu về nó, chưa nói đến việc họ có kiếm được tiền hay không, nhưng trước khi bỏ tiền vào một cái gì đó, việc đầu tiên chúng ta cần là phải biết tiền sẽ đi về đâu và nó vận hành – sinh lợi như thế nào. Đó là lí do bài viết về bản chất của thị trường chứng khoán được ra đời dù đối với nhiều người nó chỉ mang tính lí thuyết cơ bản.

Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán

Chứng khoánbằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được chia làm 3 loại:

  • Chứng khoán vốn: cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
  • Chứng khoán nợ: trái phiếu hay giấy chứng nhận tiền gửi.
  • Chứng khoán phái sinh: các loại Hợp đồng Kỳ hạnHợp đồng Tương laiHợp đồng Quyền chọn, Hợp đồng Hoán đổi

Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền

Tiếp theo, ta tìm hiểu về Thị trường chứng khoán – nơi diễn ra các hoạt động mua/bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán, hiểu một cách nôm na nó là một cái “chợ” nơi mà người mua và người bán sẽ trao đổi hàng hoá “chứng khoán”. Dựa vào bản chất hoạt động của “chợ” này mà chúng ta sẽ có cách phân loại khác nhau (mọi người chú ý điểm này vì nó sẽ liên quan đến ý nghĩa – vai trò của TTCK):

1. Xét theo phương thức hoạt động: 

  • Thị trường tập trung đặt dưới sự quản quản lý trực tiếp của Uỷ ban Chứng khoán (UBCK), mọi giao dịch sẽ được chuẩn hoá và xử lý qua tổ chức trung gian là các sàn giao dịch;
  • Thị trường phi tập trung (thị trường OTC), tôi hay gọi là chợ đen, nơi các giao dịch được xử lý trực tiếp giữa bên mua và bên bán mà không có các quy định chuẩn mực cụ thể - đương nhiên nó cũng có người giám sát – chứng nhận.

 ⇒ TT tập trung với sự chuẩn hoá và giám sát chặt chẽ bởi UBCK, tạo kênh đầu tư công bằng, minh bạch cho tất cả NĐT, vì vậy kể cả các doanh nghiệp và NĐT đều có xu hướng hướng đến thị trường tập trung.

2. Xét theo sự luân chuyển nguồn vốn:

  • Thị trường sơ cấp ám chỉ thời điểm mà chứng khoán lần đầu tiên được phát hành ra công chúng, tức là tiền từ người mua chuyển sang cho tổ chức phát hành (doanh nghiệp) và chứng khoán sẽ chuyển từ tổ chức phát hành sang cho người mua.
  • Thị trường thứ cấp lại muốn đề cập đến các giao dịch chuyển nhượng sau lần phát hành đầu tiên, tức là sản phẩm – tiền sẽ chuyển qua lại giữa các NĐT. Điểm chú ý ở đây là không có dòng tiền hay liên quan đến doanh nghiệp.

TT sơ cấp là thời điểm phát hành CK và huy động vốn cho các doanh nghiệp còn TT thứ cấp là thời điểm tạo thanh khoản (tính mua bán) cho chứng khoán. Hiểu được bản chất nghiệp vụ này NĐT sẽ thấy việc chứng khoán tăng giảm giá trên TTCK thứ cấp không tác động trực tiếp vào dòng tiền của doanh nghiệp (chỉ ý nghĩa khi họ chuẩn bị phát hành thêm). Đây là lý do mà mọi người thấy các chủ doanh nghiệp họ không quan tâm đến những biến động giá ngắn hạn trên TTCK.

Thị trường sơ cấp và thứ cấp trong thị trường chứng khoán

Cuối cùng, ta tìm hiểu Các đối tượng tham gia trên TTCK, ở đây tôi chia làm 3 nhóm đối tượng chính:

  • Nhà tạo lập thị trường, trong đó Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban chứng khoán (UBCK) quản lý tất cả hoạt động của TTCKVN. Đồng thời, thành lập 2 sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) để vận hành: 1 là sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) điều hành sàn Hose, 2 là Sở GDCK Hà Nội (HNX) điều hành sàn HNX và sàn Upcom. Sẵn đây thì nói luôn, Nhà nước mình đang có lộ trình muốn gộp 2 thành 1 cho dễ quản lí mà vẫn chưa tiến hành được.
  • Trung gian giao dịch và thanh toán bù trừ, bao gồm Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và các công ty chứng khoán. Hiện nay có hơn 100 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động trên TTCKVN với nhiệm vụ kết nối giao dịch cho các NĐT. Môi giới chứng khoán là người trực tiếp hỗ trợ NĐT trong việc tiếp cận thị trường.
  • Thành phần tham gia khác, bao gồm Tổ chức phát hành là các doanh nghiệp, tổ chức khác tham gia phát hành CK và nhà đầu tư (NĐT). NĐT ở đây bao gồm có: Nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, tự doanh các công ty CK, công ty tài chính khác) và NĐT cá nhân.

Vai trò của thị trường chứng khoán

Vậy, với các đặc điểm vận hành trên, tôi tiếp tục giới thiệu về vai trò của thị trường chứng khoán – đây là một phần quan trọng sẽ giúp NĐT có góc nhìn rõ ràng cũng như có thể xây dựng được một tư duy đầu tư tốt hơn khi tiến hành giao dịch.

  1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
  2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
  3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
  4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
  5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

⇒ TTCK là nơi tập trung gần như tất cả các doanh nghiệp lớn, nó phản ảnh một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác diễn biến chung của thị trường, vì vậy TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế.

TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế

Đến đây, tôi muốn làm rõ hơn, vậy bản chất đầu tư vào chứng khoán là đầu tư vào đâu? Xét riêng về cổ phiếu, đó chính là việc kì vọng vào sự tăng trưởng tốt trong hoạt động kinh doanh, khi một doanh nghiệp làm ăn tốt, giá trị của DN đó tăng cao, đồng nghĩa với phần vốn góp (cổ phiếu) của NĐT có giá trị hơn – khoản vốn bỏ ra của NĐT sinh lời từ đây.

Chúng ta đã hiểu hơn việc đầu tư cổ phiếu nó hoàn toàn khác biệt với việc chúng ta đầu cơ “xanh – đỏ” về giá, đây chính là điểm mốc chốt dẫn đến rất nhiều sai lầm của NĐT khi bước chân vào thị trường. Để tránh những sai lầm đó, việc hình thành một phương pháp giao dịch phù hợp là điều bắt buộc cần có cho bất kì NĐT nào. Đọc thêm bài viết phân biệt đầu tư và đầu cơ tại đây. Theo dõi FinSuccess để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

Công Trạng
Co-Founder
Công Trạng

“Cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư”


Có thể bạn quan tâm
Bài 4.2: Cổ tức là gì? Nắm giữ cổ phiếu bao lâu để nhận cổ tức?

Bài 4.2: Cổ tức là gì? Nắm giữ cổ phiếu bao lâu để nhận cổ tức?

Trước khi đầu tư 2023-05-04 15:36

NĐT cần hiểu rõ ý nghĩa – bản chất của việc chia cổ tức và đánh giá ảnh hưởng của nó đến giá trị cổ...

Bài 4.1: Lợi nhuận cổ phiếu đến từ đâu?

Bài 4.1: Lợi nhuận cổ phiếu đến từ đâu?

Trước khi đầu tư 2023-05-04 09:34

Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền và là kênh đầu t...

Bài 3: Xây dựng chính sách đầu tư (IPS) trước khi đầu tư chứng khoán

Bài 3: Xây dựng chính sách đầu tư (IPS) trước khi đầu tư chứng khoán

Trước khi đầu tư 2023-04-28 13:51

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường còn non trẻ, chỉ mới hoạt động được kh...

Bài 2.1: Tại sao phải đầu tư chứng khoán?

Bài 2.1: Tại sao phải đầu tư chứng khoán?

Trước khi đầu tư 2023-04-28 13:16

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, chúng ta cần tìm hiểu vì sao lại phải đầu tư chứng kh...

Bài 1: Tại sao chúng ta nên đầu tư ?

Bài 1: Tại sao chúng ta nên đầu tư ?

Trước khi đầu tư 2023-04-20 17:26

Trước khi mong muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn đã từng bao giờ hỏi lý do vì sao mình c...

Bài 6: Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán?

Bài 6: Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán?

Trước khi đầu tư 2023-04-20 14:20

Chứng khoán hay đầu tư chứng khoán đã và đang ngày càng phổ biến đối với nhà đầu tư (NĐT) tại Việt N...

Bài 5: Khi nào nên bắt đầu đầu tư chứng khoán?

Bài 5: Khi nào nên bắt đầu đầu tư chứng khoán?

Trước khi đầu tư 2023-04-19 11:47

Đầu tư là một hoạt động rất quan trọng trong việc đảm bảo tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, rất...