Mục tiêu: Để biết được hiện tại ngành đang ở giai đoạn nào, từ đó đánh giá khả năng sinh lời, tiềm năng tăng trưởng, mức độ cạnh tranh của ngành.
1. Các giai đoạn trong vòng đời của ngành
- Giai đoạn hình thành: Ngành bắt đầu xuất hiện, có rất ít doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp tiên phong có quyền định giá sản phẩm và bán vào một thị trường không đối thủ cạnh tranh nhưng sau đó sẽ có nhiều doanh nghiệp khác xuất hiện và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên càng cao.
- Giai đoạn tăng trưởng và đi đến trưởng thành: Ngành có tốc tăng trưởng giá trị rất cao. Bắt đầu có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành và mức độ cạnh tranh tăng cao.
- Giai đoạn bão hoà: Ngành có tốc tăng trưởng chậm lại hoặc không tăng trưởng. Tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành cũng khá thấp và phân hóa cao. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bắt đầu diễn ra như M&A, doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động lĩnh vực khác, …
- Giai đoạn suy thoái: Tăng trưởng giá trị của ngành âm, các đối thủ mới sẽ không xuất hiện.
2. Cách xác định vòng đời của ngành
- Xem xét những đặc điểm của ngành trong từng giai đoạn.
- Lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn.
- Chú ý đến tăng trưởng giá trị của ngành hay index của ngành để xem xét ngành đã thay đổi như thế nào bởi những yếu tố tác động.
- Kết hợp với những đặc điểm trong 4 giai đoạn của ngành và đánh giá những đặc điểm hiện tại của ngành. Đây là tiền để để kết luận ngành đang ở đâu trong vòng đời.
- Trong mỗi giai đoạn, ta cần chú ý đến những doanh nghiệp đầu ngành, những quốc gia dẫn dắt tạo ra vòng đời của ngành.
- Chú ý đến công nghệ và cách mạng làm gia tăng nhu cầu và nguồn cung.
- Khi phân tích ngành, cần chú ý đến những ngành liên quan và có ảnh hưởng (Ví dụ: ngành xây dựng thì ngành thép tác động)
Chú ý: Tốc độ tăng của ngành thường là cơ sở xác định life cycle của ngành
3. Một số ví dụ về cách xác định vòng đời của ngành
Ngành bán lẻ:
- Tăng trưởng của ngành thường từ hai con số trở lên.
- Hằng năm, có hơn vài nghìn cửa hàng bán lẻ ra đời. Mức độ cạnh tranh trong ngành cực kỳ cao.
- Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm của con người ngày càng tăng, do đó nguồn cầu sẽ lớn trong giai đoạn tiếp theo
=> Vì vậy, ngành bán lẻ đang ở giai đoạn tăng trưởng và đi đến trưởng thành.
Ngành phân bón:
- Quý I/2023, giá phân bón giảm rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh doanh thu và lợi nhuận.
- Hầu như có rất ít các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
- Hiện tại, người mua có tâm lý chờ hàng giảm mới mua nên dẫn đến tồn kho khá nhiều.
=> Vì vậy, ngành phân bón được cho là đang ở giai đoạn bắt đầu bão hoà.
Tóm lại, nhà đầu tư cần lựa chọn các ngành nghề đang trong giai đoạn hình thành và tăng trưởng tốt từ đó tìm ra được những doanh nghiệp tốt trong ngành đó. Một doanh nghiệp tốt trong một ngành nghề mà nhu cầu không còn cao thì cũng rất khó để bùng nổ.
Xem thêm các bài viết khác trong chuỗi phân tích ngành ở Đây nhé anh/chị.