Mục tiêu: Để biết được ngành hoạt động như thế nào.
1. Phân tích đầu vào của ngành
- Xem xét cơ cấu và tỷ trọng từng nhóm đầu vào của ngành để xác định đầu vào quan trọng nhất.
- Phân tích sâu hơn xu hướng giá của từng yếu đầu vào.
- Phân tích cung cầu của nguyên liệu đầu vào và các yếu tố tác động đến cung cầu của nguyên vật liệu này.
- Xem xét những khu vực, quốc gia trên thế giới cung cầu nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành (nhằm xác định tự chủ trong nước hay nhập khẩu tư nước ngoài).
Chú ý: Xem xét mối tương quan giữa giá nguyên liệu đầu vào với giá sản phẩm đầu ra như thế nào? Xem xét độ trễ của giá đầu ra và giá đầu vào.
Ví dụ: Tỷ trọng đầu vào của ngành xây dựng.
2. Phân tích quá trình sản xuất của ngành
- Xem xét và phân tích từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.
- Phân tích từng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Xem xét những công nghệ, kỹ thuật ngành.
- Tỷ trọng chi phí của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.
- Phân tích giá trị tăng thêm của từng giai đoạn.
- Phân tích những doanh nghiệp sản xuất chính trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất.
3. Phân tích đầu ra của ngành
- Phân tích từng thị trường đầu ra của ngành (nếu ngành có nhiều sản phẩm) và kết hợp với việc phân tích cung cầu của thị trường.
- Phân tích hệ thống phân phối bán hàng của ngành.
- Phân tích những doanh nghiệp phân phối cho sản phẩm đầu ra của ngành.
- Trường hợp ngành xuất khẩu nhiều ra nước ngoài thì tiến hành phân tích thị trường mà ngành xuất khẩu trọng yếu.
4. Chú ý khi phân tích
Mỗi một ngành nghề sẽ có điểm chú ý khác nhau khi phân tích chuỗi giá trị tùy thuộc vào đặc tính của ngành đó.
Ví dụ: với một số ngành có biên lợi nhuận rất cao, khi đó chi phí có tác động không đáng kể tới lợi nhuận, nhà đầu tư cần tập trung vào yếu tố doanh thu đầu ra hơn, bao gồm giá bán và sản lượng của doanh nghiệp. Tiêu biểu có nhóm dịch vụ hàng không (SCS, SGN) hay dược phẩm (IMP, DBD).
Tương tự, với các nhóm ngành có cơ cấu chi phí cố định lớn và biên lợi nhuận ổn định, nhà đầu tư cần tập trung hơn vào yếu tố đầu ra là sản lượng. Ví dụ như nhóm ngành điện như QTP, HND, SJD,...
Ngược lại, với nhóm ngành có biên lợi nhuận mỏng và có tính chu kỳ cao phụ thuộc nhiều vào giá đầu ra – đầu vào), nhà đầu tư cần theo dõi đồng thời sản lượng bán hàng và giá đầu ra/ đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt là nhóm hàng hóa như HPG, HSG, VHC,...
Phân tích chuỗi giá trị ngành và doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng nhất để phân tích đầu tư một doanh nghiệp. Việc nắm được những yếu tố quyết định tới lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư xác định được giai đoạn nào nên đầu tư doanh nghiệp đó. FinSuccess sẽ sớm cập nhật chuỗi giá trị các ngành tiêu biểu ở Việt Nam trong thời gian tới, cùng đón chờ nhé!