Liên hệ với chúng tôi Contact Us

Bài 3: Hành động giá - Price Action

Trong phân tích kỹ thuật, có nhiều phương pháp đầu tư dù đơn giản nhưng lại có thể mang lại hiệu quả giao dịch tốt. Một trong những phương pháp dễ tiếp cận nhưng lại hình thành những nền tảng kiến thức cơ bản nhất cho các nhà đầu tư được biết đến với tên gọi “Price Action” hay “Hành động giá". Bài viết sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận với Price Action thông qua phân tích nến, mẫu hình nến, đường cản giá và xu hướng.

1. Cách đọc nến/cụm nến

Việc đọc một cây nến riêng lẻ sẽ cho nhà đầu tư biết được câu chuyện về cung cầu của thị trường trong ngày hôm đó. Để đạt được kết quả phân tích phiên giao dịch tốt hơn, nhà đầu tư nên phân tích dựa trên cả 4 thành phần.

Ví dụ:

Trong ảnh dưới đây, cây nến được phân tích có khoảng nến lớn hơn so với các cây nến trước đó, điều đó có nghĩa là biến động giao dịch phiên hôm đó mạnh. Thứ hai, thân nến được hình thành chưa bằng một nửa khoảng nến, điều đó có nghĩa là áp lực từ bên mua chậm. Thứ ba, bóng nến trên dài, điều này có nghĩa lực bán trong phiên giao dịch ngày hôm đó trở lại khá mạnh.

Từ đánh giá các thành phần, chúng ta rút ra câu chuyện: “Phiên giao dịch cho thấy lực mua tương đối yếu sau một quá trình tăng trong khi bên bán đang dần mạnh lên, chính vì vậy trong các phiên tới có thể lực bán sẽ quay lai làm chủ phiên giao dịch”.

Cây nến được phân tích có khoảng nến lớn hơn so với các cây nến trước đó, điều đó có nghĩa là biến động giao dịch phiên hôm đó mạnh

Tuy nhiên, để tăng xác suất thắng trong giao dịch, nhà đầu tư nên dựa trên những thông tin một cây nến riêng lẻ để đánh giá cụm nhiều nến liên tiếp, như vậy bức tranh thị trường sẽ rõ ràng hơn. Đối với việc đọc cụm nhiều nến, nhà đầu tư có thể đánh giá giá đóng cửa với giá cao nhất/thấp nhất của cây nến trước đó để dự đoán cây nến tiếp theo.

Minh họa đọc cụm nến

Ví dụ, cây nến thứ 2 có giá đóng cửa thấp hơn giá thấp nhất cây nến số 1, điều đó có nghĩa là tại cây nến thứ 2 thị trường “chấp nhận” giá giảm; vì vậy nhà đầu tư có thể đưa ra dựa đoán rằng cây nến tiếp theo có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh. Đến với cây nến thứ 3, giá đóng cửa ở cây nến này cao hơn giá thấp nhất của cây nến thứ 2, điều đó có nghĩa là phiên giao dịch này thị trường “không chấp nhận” giá giảm và nhà đầu tư có thể đưa ra kỳ vọng giá đã kết thúc giai đoạn điều chỉnh. Với cây nến số 4, giá đóng cửa cao hơn giá cao nhất của phiên thứ 3, từ đây thị trường đã có thể kỳ vọng vào việc tạo đáy thành công. Đến với phiên giao dịch thứ 5, giá đóng của vượt trội giá cao nhất của phiên thứ 4; vì vậy tại phiên này nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá trong các phiên tiếp theo sẽ tiếp diễn tăng.

2. Kháng cự và hỗ trợ

Định nghĩa

Kháng cự và hỗ trợ đều được xem là các vùng nền giá hình thành từ các đường thẳng ngang nối các đỉnh và đáy cũ.

Kháng cự và hỗ trợ đều được xem là các vùng nền giá

Đặc điểm và cách thức giao dịch

Vùng kháng cự (Resistance):

Là vùng giá mà làm cản trở đường giá của bên mua trên thị trường, khi mức giá bên mua chạm vào vùng đó sẽ khiến giá giảm trở lại. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán khi giá kiểm định vùng kháng cự.

Vùng hỗ trợ (Support):

Là nơi mà làm cản trở đường giá của bên bán trên thị trường, khi mức giá bên bán chạm vào đó sẽ khiến giá chứng khoán tăng trở lại. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua khi giá kiểm định vùng hỗ trợ.

Lưu ý: Giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự cũ sẽ trở thành hỗ trợ và ngược lại, vì vậy đồ thị kỹ thuật không giới hạn kháng cự hỗ trợ. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư có thể thực hiện vị thế mua khi giá phá vỡ kháng cự và bán nếu giá vi phạm hỗ trợ.

3. Đường xu hướng (Trendline)

Định nghĩa

Trendline hay đường xu hướng là một đường thẳng được nối giữa các đỉnh lại với nhau hoặc các đáy với nhau, tương tự thì đường trendline cũng giống với đường hỗ trợ và kháng cự. Chỉ khác một điều, nếu hỗ trợ và kháng cự là các đường thẳng nằm ngang thì trendline sẽ là những đường xiên.

Trendline - đường xu hướng là đường thẳng nằm xiên nối các đáy hoặc các đỉnh

Đặc điểm

Trendline được xác định bằng việc nối cả đỉnh/đáy lại với nhau thành một đường thẳng dốc. Trong xu hướng tăng, trendline dốc lên đi theo các đáy sau được hình thành cao hơn đáy trước. Khi giá phá vỡ đường xu hướng tăng, áp lực bán sẽ diễn ra và khi đỉnh sau hình thành thấp hơn đỉnh trước, thị trường được xác định vào xu hướng giảm.

Cách giao dịch

Nhà đầu tư có thể vận dụng cách thức giao dịch với đường trendline tương tự như giao dịch với đường kháng cự và hỗ trợ. Cụ thể:

Đối với xu hướng tăng, những giai đoạn điều chỉnh chỉ được xem là những con sóng nhỏ trong một con sóng tăng lớn. Vì vậy, những thời điểm thị trường quay trở về kiểm định lại đường xu hướng (lúc này là hỗ trợ) nhưng có yếu tố dòng tiền tham gia nâng đỡ đều được xem là cơ hội giải ngân mới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá không hoàn toàn về lại đường trendline, nhà đầu tư có thể tham gia tại cây nến xác nhận đảo chiều sau cây nến ghi nhận dòng tiền trở lại trước đó.

Minh họa cách giao dịch đường Trendline trong phân tích kỹ thuật

Ngược lại khi giá vi phạm xu hướng tăng với cây nến xác nhận cho thấy lực bán mạnh, thị trường nhiều khả năng đi vào xu hướng giảm; vì vậy nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu hoặc mở lệnh Short trong kịch bản này. Trong xu hướng giảm, tại các điểm restest trendline (lúc này là kháng cự) thất bại với các cây nến cho thấy lực bán mạnh; nhà đầu tư nên tham gia vào vị thế bán.

Finsuccess

4. Các mẫu hình nến phổ biến

Mẫu hình nến Pin Bar

Định nghĩa

Nến Pin Bar (Pinocchio Bar) là mẫu hình nến đảo chiều có thân nến nhỏ với một đầu bóng nến dài và một đầu bóng nến ngắn hoặc gần như không có.

Đặc điểm của nến Pin Bar

  • Thân Pin Bar: thường rất ngắn thông thường chỉ bằng 1/3 tổng chiều dài của toàn thân nến, thân nến càng ngắn càng tốt.
  • Bóng Pin Bar: Một bóng nến có độ dài rất ngắn hoặc gần như là không có. Bóng nến còn lại rất dài, tối thiểu là bằng 2/3 của thân nến.
  • Bóng nến càng dài chứng tỏ bên phe đối nghịch mạnh hơn rất nhiều, có thể coi đây là dấu hiệu đáng tin cậy.
  • Màu sắc của thân nến sẽ phụ thuộc vào giá đóng cửa so với giá mở cửa.
Finsuccess

Cách giao dịch với Pin Bar

Để giao dịch với Pin Bar chúng ta phải đảm bảo rằng Pin Bar phải có các dấu hiệu mô tả trên để có mức độ đáng tin cậy của nến. Nhà đầu tư có thể lựa chọn giao dịch với Pin Bar xuất hiện ở vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc trendline.

Minh họa nến Pin Bar trong phân tích kỹ thuật

Minh họa nến Pin Bar trong phân tích kỹ thuật

Mẫu hình nến Inside Bar

Định nghĩa

Inside Bar là một mẫu hình nến gồm một nến hoặc nhiều nến được chứa hoàn toàn bên trong phạm vi của một cây nến trước đó (Mother Bar)

Đặc điểm của mẫu hình nến Inside Bar

  • Để đảm bảo Inside Bar chuẩn thì đòi hỏi cây nến Mother Bar phải ôm trọn cây nến bên trong, đồng thời phải đảm bảo là đỉnh thấp hơn đáy cao hơn cây nến Mother Bar.
  • Mẫu hình Inside Bar thường xuất hiện khi thị trường đi ngang sau một xu hướng có biến động lớn.
  • Inside Bar cho thấy thị trường đang ở giai đoạn tích lũy hoặc phân phối.
Finsuccess

Cách giao dịch với mẫu hình Inside Bar

Inside Bar xuất hiện có thể sẽ đảo chiều xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó tùy thuộc vào cây nến phá vỡ Mother Bar. Mẫu hình nến sẽ có xác suất cao hơn khi được giao dịch ở vùng kháng cự/hỗ trợ.

Minh họa mẫu hình Inside Bar trong phân tích kỹ thuật

Minh họa mẫu hình Inside Bar trong phân tích kỹ thuật

Mẫu hình nến Fakey

Định nghĩa

Mẫu hình nến Fakey (Phá vỡ giả) là một mẫu hình hành động của giá hình thành từ sự phá vỡ thất bại của Inside Bar.

Đặc điểm

Cấu tạo của Fakey bao gồm ba thành phần chính:

  • 1 cây nến mẹ (Mother Bar)
  • 1 hoặc nhiều cây nến bên trong (Inside Bar)
  • 1 cây nến phá vỡ Inside Bar.
Finsuccess

Cách giao dịch

Khi mẫu hình nến Fakey xuất hiện, giá nhiều khả năng sẽ đi theo vận động của nến phá vỡ. Mẫu hình sẽ có xác suất cao hơn khi xuất hiện ở các vùng nền giá quan trọng.

Minh họa mẫu hình nến Fakey

Trên đây là một số dạng đồ thị kỹ thuật cũng như kiến thức về nến Nhật, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Click vào đây để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về phân tích kỹ thuật với team FinSuccess nhé!

Thái Sơn
Technical Analyst
Thái Sơn

Nếu bạn không phải cá mập thì đừng trở thành con mồi béo bỡ cho nó.


Có thể bạn quan tâm
Bài 1: Lịch sử hình thành của biểu đồ nến Nhật

Bài 1: Lịch sử hình thành của biểu đồ nến Nhật

Phân tích kỹ thuật 2023-05-09 15:34

Biểu đồ nến Nhật được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng trong giao dịch vì là công cụ giúp phân tích kỹ t...

Bài 5: Các chỉ báo kỹ thuật thông dụng

Bài 5: Các chỉ báo kỹ thuật thông dụng

Phân tích kỹ thuật 2023-05-08 13:59

Ngoài giao dịch trên một đồ thị “trần trụi” dựa trên Price Action, nhiều nhà đầu tư tin rằng các chỉ...

Bài 4: Các mô hình giá thường gặp trong PTKT

Bài 4: Các mô hình giá thường gặp trong PTKT

Phân tích kỹ thuật 2023-05-08 13:35

Trong phân tích kỹ thuật, mô hình giá (Price Pattern) là dạng các biểu đồ về giá thực hiện mô phỏng...

Bài 2: Đồ thị kỹ thuật và nến Nhật

Bài 2: Đồ thị kỹ thuật và nến Nhật

Phân tích kỹ thuật 2023-04-30 21:50

Đồ thị là một công cụ quan trọng thể hiện vận động giá qua các phiên giao dịch. Vì vậy, bài viết này...

3 Nhà đầu tư phân tích kỹ thuật nổi tiếng

3 Nhà đầu tư phân tích kỹ thuật nổi tiếng

Phân tích kỹ thuật 2023-04-24 13:39

Phân tích kỹ thuật là trường phái đầu tư đã có mặt hơn một thế kỷ qua, nó dựa vào phân tích giá cả v...