1. Một số loại hình đồ thị kỹ thuật phổ biến
a. Đồ thị dạng đường
Biểu đồ này thể hiện sự thay đổi của một loại giá xác định (trong chứng khoán là giá đóng cửa) mà không xét đến mức giá cao nhất và thấp nhất (các cực trị) trong một khoảng thời gian xác định. Các giá trị trong khoảng thời gian đó được nối với nhau thành đường thẳng.
b. Biểu đồ thanh
Mỗi thanh trên biểu đồ thể hiện bốn thông tin bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của chứng khoán trong phiên giao dịch (hoặc trong một khoảng thời gian). Một thanh dài thể hiện mức biến động cao của giá trong phiên khi các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất ở cách xa nhau và ngược lại đối với một thanh ngắn.
c. Biểu đồ nến Nhật
Trong các dạng biểu đồ, biểu đồ nến Nhật được sử dụng phổ biến nhất trên các sàn giao dịch. Nến Nhật (hay mô hình nến Nhật) được phát hiện bởi Munehisa Honma - một huyền thoại trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tư tài chính. Ông đã tự nghiên cứu và tự tạo ra đồ thị hình nền biểu thị sự lên xuống của giá cả thông qua mô tả biến động giá của một loại tài sản bất kỳ trong một phiên giao dịch cụ thể.
Vì đây là dạng đồ thị được sử dụng phổ biến nhất và được đánh giá cao trong việc phân tích kỹ thuật nên bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nến Nhật cũng như cách sử dụng nến Nhật dưới đây.
Xem chi tiết lịch sử hình thành biểu đồ nến Nhật tại đây.
2. Cấu tạo nến Nhật
Về cấu tạo, một cây nến có 4 thành phần chính bao gồm: khoảng nến, thân nến, bóng nến trên và bóng nến dưới. Khoảng nến bao gồm toàn bộ cây nến xét từ giá thấp nhất đến giá cao nhất của phiên giao dịch.
Thân nến được hình thành dựa trên giá mở cửa và giá đóng cửa, việc thân nến có màu gì phụ thuộc vào 2 mức giá này. Ví dụ, giá đóng cửa phiên giao dịch cao hơn giá màu cửa thì thân nến sẽ có màu xanh và thân nến sẽ có máu đỏ trong trường hợp ngược lại.
Một cây nến Nhật thông thường sẽ có cả bóng nến trên và bóng nến dưới. Bóng nến trên (râu nến) được xác định bằng giá cao nhất với phần trên của thân nến và bóng nến dưới (chân nến) hình thành từ giá thấp nhất và phần dưới thân nến.
3. Cách sử dụng nến Nhật cơ bản
a. Khoảng nến
“Khoảng nến” cho thấy hôm đó giá giao động trong một biên độ “rộng” hay “hẹp”, điều này cho biết hôm đó cung và cầu đã phản ứng với nhau như thế nào. Thông thường nếu giá giao động trong biên độ rộng thì cho thấy hôm đó thị trường vận động mạnh mới lực mua và bán tác động lớn đến giá. Ngược lại biên độ hẹp lại cho thấy lực mua và bán không có tác động quá lớn đến nhau mà chỉ đơn thuần là giằng co.
b. Thân nến
Nếu khoảng nến cho thấy vận động của thị trường thì “thân nến” lại cho thấy sức mạnh của 2 phe bên mua và bên bán. Nếu một cây nến đóng cửa áp đảo với thân nến “xanh” to hơn một nửa của khoảng nến thì điều đó cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế. Và ngược lại với thân nến màu đỏ thì lại cho thấy bên bán đang mạnh hơn. Trong trường hợp thân nến hẹp và nhỏ thì cho thấy áp lực ở 2 phe là cân bằng.
c. Bóng nến
Với bóng nến, nhà đầu tư sẽ biết được lực mua hoặc bán đang hiện hữu sẽ như thế nào. “Bóng nến dưới” hay còn gọi là “chân nến” biểu thị cho lực cầu và “Bóng nến trên” hay thường được gọi là “râu nến” biểu thị cho lực cung. Đối với cây nến nào có “chân nến” dài thì được xem là hôm đó có lực cầu tham gia mạnh và “râu nến” dài lại cho thấy lực bán mạnh. Trong trường hợp 2 bóng nến bằng nhau thì ngày hôm đó 2 phe có sức mạnh tương đương.
Trên đây là một số dạng đồ thị kỹ thuật cũng như kiến thức về nến Nhật, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Follow Finsuccess để cập nhật nhiều bài học đầu tư hay hơn nữa nhé.