1. VNINDEX
Ở đồ thị một tuần, Vnindex tiếp diễn một tuần điều chỉnh tương đối lớn và trực tiếp đánh mất hỗ trợ MA20 tuần (~1250). Điều này cho thấy áp lực hiện tại của xu hướng là tương đối lớn và có thể khiến chỉ số mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm điểm cân bằng mới. Mặc dù vậy, trạng thái của các chỉ báo MA vẫn ở trạng thái tích cực cũng như thanh khoản trong tuần vừa qua suy giảm tương đối lớn cho thấy lực bán ở thời điểm hiện tại có khuynh hướng hạ nhiệt.
Ở đồ thị một ngày, thị trường đóng cửa phiên thứ 6 ghi nhận mức điều chỉnh tương đối mạnh trực tiếp đục thủng hỗ trợ 1250 khi lực bán áp đảo vào thời điểm cuối phiên. Các chỉ báo xu hướng cũng bắt đầu ghi nhận trạng thái tương đối tiêu cực khi MA10 đã xuống dưới MA20 cho thấy xu hướng giảm có khuynh hướng trở lại. Mặc dù vậy, cây nên gần nhất cho thấy trạng thái bán lớn nhưng áp lực tính từ đầu tháng 6 càng lúc càng suy yếu cho thấy lực bán không còn quá lớn, điều thị trường cần lúc này là điểm cân bằng cho lực cầu trở lại.
2. Đánh giá vận động thị trường
Nhìn chung việc đánh mất hỗ trợ 1250 cho thấy áp lực về xu hướng đã cao hơn và hình thành rủi ro nhiều hơn. Cụ thể, MA10 cắt xuống MA20 thì chúng ta phải nhìn đến xác suất của xu hướng giảm khi các đường hỗ trợ xu hướng không còn giữ được trạng thái tích cực.
Hiện tại, Vnindex đã có 3 nhịp "chỉnh lớn" với thân nến to cùng thanh khoản tăng, khách quan thì không nói là tốt được với các tín hiệu này. Tuy nhiên, một điểm tích cực có thể thấy được từ đồ thị giá đó là ở nhịp giảm thứ 3 với thanh khoản tăng nhưng chỉ đạt ở mức trung bình, điều đó có nghĩa tại vùng này lực bán không còn lớn mà chỉ "thiếu cầu". Vì vậy, chỉ cần lực mua trở lại trong vùng cạn cung thì chỉ số có thể sẽ tăng rất nhanh.
Vậy điểm nào là điểm lực cầu trở lại, chúng ta chỉ có thể đánh giá ở tuần tới, gần nhất sẽ là vùng hỗ trợ 1230 ~ 1235. Một yếu tố để giảm "sự căng thẳng" ở thời điểm này là các cổ phiếu đã diễn ra các nhịp chỉnh sâu trước đó đã bắt đầu chững lại. Cụ thể; một số cổ phiếu BĐS (VHM, VIC, DXG,..), ngân hàng (VCB, EIB, MSB,...) bắt đầu có những tín hiệu tạo đáy theo chỉ báo MACD ở đồ thị H1; một số cổ phiếu chứng khoán (VCI, CTS, SSI,...) bắt đầu giảm áp lực bán tại các mốc hỗ trợ chỉnh sâu. Trong bối cảnh nếu các cổ phiếu mang khuynh hướng thị trường có dòng tiền nâng đỡ (dòng tiền thời gian qua chủ yếu đến các nhóm riêng lẻ) thì Vnindex có thể kỳ vọng tạo ra các nhịp phục hồi trong tuần tới.
3. Chiến lược giao dịch
Về chiến lược giao dịch, mặc dù Vnindex cho thấy áp lực xu hướng hiện tại là tương đối lớn song áp lực lại không đến từ lực bán mà chỉ do thiếu hụt dòng tiền khiến chỉ số liên tục tìm đến các điểm cân bằng mới. Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên tập trung vào danh mục đang có và chỉ cơ cấu với các trường hợp gãy hỗ trợ gần nhất. Về vị thế mua, nhà đầu tư chỉ nên mở vị thế nếu thị trường thiết lập ít nhất 2 đáy chỉ báo MACD ở đồ thị H1 cũng như cổ phiếu cân bằng trước hoặc cùng với thời điểm cân bằng của thị trường.