Nguồn: FinSuccess
I. Nguyên vật liệu đầu vào
1. Cao su tự nhiên
Cao su tự nhiên được thu thập trực tiếp từ các đồn điền, tiểu điền, các hộ gia đình nhỏ lẻ và các nguồn khác từ Bắc chí Nam. Trong đó, sản lượng khai thác ở miền Nam (55.7%), cụ thể Đông Nam Bộ, là nhiều nhất. Đông Nam Bộ có khí hậu cận Xích Đạo, nóng ẩm quanh năm cùng với chế độ gió ôn hoà rất phù hợp với trồng cây cao su.
(Nguồn: VRA)
Theo bà Phan Thị Hồng Vân, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết sản lượng thu hoạch mủ cao su tại Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn vào năm 2022.
(Nguồn: VRA)
Giá cao su đầu vào sẽ tùy thuộc vào nguồn thu thập, có những doanh nghiệp tự trồng, khai thác và sản xuất cao su thì giá cao su đầu vào sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều. Hiện có những doanh nghiệp cao su thiên nhiên tiêu biểu được niêm yết trên sàn như GVR, PHR, DPR, TRC, HRC,… Bên cạnh đó, cao su tự nhiên còn được thu từ các hộ gia đình lân cận. Hiện tại, giá mũ cao su nước thu gom từ các hộ gia đình dao động khoảng 265 đồng/độ (giá thu gom = Khối lượng (kg) x độ x 265), mũ đông và mũ nén 12,000/ kg, mũ giây 17,000/kg.
2. Nhập khẩu cao su, bao gồm cao su tổng hợp
Tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su thuộc top đầu, nhưng vẫn phải nhập khẩu từ các nước khác. Theo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) và Hiệp Hội Cao Su Việt Nam (VRA), cao su nhập khẩu chính thức ở mức gần 308 ngàn tấn, trong đó cao su thiên nhiên (chủ yếu từ Lào và Campuchia) chiếm 299 ngàn tấn và cao su tổng hợp chiếm hơn 8,5 ngàn tấn
3. Phân bón, nguyên vật liệu (hạt giống, hóa chất, tưới tiêu,...)
Đối với các đại điền và tiểu điền, chi phí cho việc gieo trồng và canh tác là đáng kể nhất, chiếm khoảng 37% tổng chi phí. Giá phân hiện tại tương đối ổn định, phân ĐYT NPK 12.8.12 (dành chủ yếu cho ngành cao su) được bán với mức giá khoảng 38,000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá phân sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành của cây cao su và tích chất đất trồng cây cao su.
Bón phân dựa theo năm tuổi:
Bón phân dựa theo loại đất:
4. Nhân công
Sau chi phí phân bón và canh tác, chi phí nhân công chiếm phần lớn trong số các chi phí đầu vào.
5. Công cụ canh tác và chi phí khác
Những công cụ cần thiết trong quá trình canh tác và thu gom mủ cao su bao gồm kiềng, máng, chén, máng chắn nước mưa, dao cạo mủ,... Ngoài ra, giá đầu vào của ngành còn bị ảnh hưởng bởi các chi phí khác (chưa thống kê cụ thể).
II. Đầu ra
Doanh thu của ngành cao su chủ yếu đến từ sản xuất, kinh doanh mủ cao su và bán sản phẩm từ cao su.
1. Doanh thu chủ yếu từ xuất khẩu thô và ảnh hưởng của giá cao su
a. Xuất khẩu thô
Tuy Việt Nam thuộc top về cao su thiên nhiên, nhưng sản lượng tiêu thụ trong nước lại chưa được tối ưu hoá. Sản lượng cao su tự nhiên được xuất khẩu thô khá cao. Theo Hiệp Hội Cao Su Việt Nam (VRA), trên 80% cao su được xuất khẩu sang nước khác. Sản lượng tiêu thụ trong nước còn thấp do quy mô của các công nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su trong nước còn thấp.
(Nguồn: VRA)
GVR là một doanh nghiệp điển hình cho việc doanh thu chủ yếu đến từ xuất khẩu cao su.
b. Giá cao su
Sự dao động của giá cao su cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các doanh nghiệp. Giá cao su tăng thì lãi của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ càng cao, và ngược lại giá cao su giảm, doanh thu vẫn thế nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm. Cụ thể, tháng 10/2021, giá cao su xuất khẩu tăng 29% với lượng xuất khẩu quý 3 năm 2021 là 574,76 nghìn tấn thấp hơn so với năm 2020, nhưng trị giá xuất khẩu lại cao hơn đáng kể.
Nguồn: Tổng cục hải quan
2. Công nghiệp sản xuất
Các sản phẩm công nghiệp bằng cao su bao gồm:
- Các sản phẩm cao su như lốp xe, băng tải, dây đai, ống cao su, găng tay, giày dép, đồng hồ đeo tay, phụ tùng máy móc,…
- Các sản phẩm từ cao su tái chế như sàn nhà, tấm lót đàn, sản phẩm vệ sinh,…
- Dịch vụ tư vấn và thiết kế liên quan đến ngành cao su.
3. Sản phẩm từ gỗ
Cây cao su cho những mục đích kinh doanh khác nhau qua từng giai đoạn. Trong khoảng 7 năm tuổi đầu, doanh nghiệp sẽ không thể thu thập mủ từ cây. Giai đoạn từ 11 - 25 tuổi, cây sẽ cho sản lượng năng suất nhất, sau 26 tuổi cây sẽ ngừng sản sinh mủ. Chính vì vậy, sau 26 tuổi, đối với những cây thân còn tốt và có khả năng sử dụng, gỗ cây sẽ được khai thác để làm các vật dụng như: bàn, kệ, tủ quần áo, ghế, sàn nhà …
4. Thanh lý gỗ
Đối với những cây không còn khả năng sử dụng, các doanh nghiệp sẽ thanh lý chúng. Khoản doanh thu này sẽ không ổn định qua từng năm, tùy vào giai đoạn gieo trồng mà doanh thu từ việc thanh lý gỗ sẽ cao hay thấp.
Ví dụ: DPR hằng năm có một khoảng thu khá đáng kể đến từ việc thanh lý cao su. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996 - 2003, diện tích cây cao su trồng mới của doanh hầu như là không có. Vì vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp chắc chắn sẽ mất đi nguồn thu từ việc thanh lý này.
Nguồn: FinSuccess
5. Tỷ trọng doanh thu từ cao su của một số doanh nghiệp trong ngành
Chi phí đầu vào của ngành cao su rất đa dạng nhưng vẫn có những thành phần chiếm tỷ trọng lớn. Tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su top đầu nhưng vẫn phải nhập khẩu từ các nguồn khác. Đối với đầu ra, những sản phẩm từ cao su rất đa dạng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam phát triển quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, ngành cao su hứa hẹn sẽ tăng trưởng vượt bật.
1 COMMENT
No Name
Chi phí hạt giống cao su chắc chắc không đáng kể nhỉ ad?