1. Tổng quan doanh nghiệp
Nếu phải tìm một ví dụ cho sự phát triển đột phá của ngành hóa chất Việt Nam, không cái tên nào phù hợp hơn DGC. Với sản phẩm chủ lực là phốt pho vàng (P4), DGC đã mở ra một chương mới trong hành trình của mình, đưa các sản phẩm chiến lược đến với những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ.
Không chỉ là một nhà cung cấp, DGC đang trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các ngành công nghiệp then chốt như sản xuất chất bán dẫn, năng lượng tái tạo, và công nghiệp thực phẩm.
Với hơn 28 năm kinh nghiệm trong ngành hóa chất, Chủ tịch Đào Hữu Huyền đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của DGC. Cùng với đó, ông Đào Hữu Duy Anh – tốt nghiệp Thạc sĩ Hóa học tại Đại học Cambridge, đã tham gia điều hành từ năm 2012, mang đến sự năng động và tầm nhìn quốc tế trong quản lý.
Đặc biệt, dấu ấn lớn trong cơ cấu cổ đông là việc Vinachem thoái toàn bộ vốn từ tháng 3/2022, tạo ra bước ngoặt trong việc tăng cường sự kiểm soát của ban lãnh đạo hiện tại.
Mặc dù đến thời điểm sáp nhập với Đức Giang - Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) đã trải qua 14 năm phát triển, nhưng không bị cuốn vào xu hướng đa ngành - đa nghề mà chọn con đường chuyên môn hóa, tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực thế mạnh.
1.1. Lịch sử doanh nghiệp
1.2. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Chuỗi giá trị của DGC không chỉ đa dạng về sản phẩm, từ phân bón đến hóa chất công nghiệp và phụ gia chăn nuôi, mà còn có sự tích hợp chặt chẽ giữa các khâu sản xuất. Quy mô và khả năng xuất khẩu mạnh mẽ giúp DGC duy trì vị thế trong ngành hóa chất phốt pho, đặc biệt là khi kết hợp với quy trình sản xuất hiện đại và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
1.3. Ngành nghề kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp
1.4. Cơ cấu nguyên liệu đầu vào
Dự án Khai trường 25, được đưa vào khai thác từ năm 2021, đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho DGC trong việc đảm bảo tự chủ nguồn nguyên liệu chiến lược.
Đây là nguồn nguyên liệu cốt lõi phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm hóa chất của công ty, đặc biệt là trong bối cảnh giá nguyên liệu toàn cầu biến động, hứa hẹn sẽ tiếp tục nâng cao mức tự chủ nguyên liệu của DGC lên tới 90%, và có khả năng đạt 100% vào năm 2025.
1.5. Quy trình sản xuất
DGC chủ yếu sản xuất TPA thực phẩm, xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực và Mỹ.
Bên cạnh đó, TPA điện tử chiếm 5% sản lượng, chỉ tiêu thụ trong sản xuất màn hình LCD do chưa đạt điều kiện ngành bán dẫn, tuy nhiên vẫn là điểm sáng đáng chờ đợi nếu DGC tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp nhà máy và công nghệ sản xuất TPA điện tử tiên tiến hơn.
Giai đoạn 2018-2021, thị trường WPA tại Ấn Độ khó khăn, DGC đẩy mạnh sản xuất DAP, MAP trong nước và đạt CAGR = 11,3%/năm nhờ hưởng lợi thuế bảo hộ nhập khẩu phân bón. Năm 2022, khí NH3 đầu vào tăng cao, DGC giảm sản xuất phân bón trong nước, ưu tiên bán WPA khi thị trường xuất khẩu thuận lợi.
DGC tự hào sở hữu một lợi thế vượt trội mà rất ít đối thủ trong ngành có thể so sánh, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu: mỏ Apatite chất lượng cao.
Từ nguồn quặng Apatite này, DGC sản xuất ra phốt pho vàng (P4) với độ tinh khiết cao, phù hợp để ứng dụng vào những lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất chip bán dẫn và pin LiFePO4 – hai ngành công nghiệp mũi nhọn của tương lai.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1. Doanh thu và lợi nhuận của DGC
Trong Q2/2024, doanh thu của DGC đạt 2.505 tỷ, tăng 3.7%; lợi nhuận đạt 871 tỷ, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh giá P4 vẫn giao dịch quanh vùng đáy, và thu nhập tài chính thấp hơn (-8.8% svck) do lãi suất tiền gửi thấp khiến LN ròng đi ngang, nhưng tăng 19.6% so với quý trước nhờ vào phân lân nông nghiệp và các phân khúc khác.
Biên lãi gộp Q2/2024 phục hồi sau 3 quý trượt dốc, tương ứng với mức 39%, nhờ giá đá phốt phát giảm (Khai Trường 19 đã hoạt động hết công suất trong Q2/2024).
2.2. EBIT và Khấu hao & Lượng tiền mặt của DGC
Điểm nhấn trong báo cáo tài chính của DGC đến từ lượng tiền mặt dồi dào hơn 10 nghìn tỷ đồng, giữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, chiếm khoảng 67% tổng tài sản của DGC.
3. Tình hình tài chính an toàn, cơ cấu nguồn vốn ổn định
Khoản phải trả của DGC đến hết Q4/2023 gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn, trong đó nợ vay ngắn hạn là 1.328 tỷ đồng, gấp 2,84 lần so với đầu năm. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu vay VND, phần lớn vay từ các ngân hàng và các công ty liên quan.
Cũng từ nguồn tiền 'nằm ngủ' dồi dào, tình hình thanh khoản của DGC rất ổn định, tăng cường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn, phản ánh chiến lược bảo tồn thanh khoản và quản lý rủi ro tốt.
Đồng thời, chi phí SG&A qua các năm cũng duy trì trên đà giảm, cho thấy khả năng tối ưu chi phí bán hàng và quản lý của DGC, mở rộng biên lợi nhuận cho công ty.
4. Triển vọng ngành và doanh nghiệp DGC
4.1. Dự án Tổ hợp Xút Nghi Sơn (CAV)
DGC đang xin cấp phép cho dự án khai thác và chế biến quặng bô xít tại Đắk Nông, với tổng vốn đầu tư 57.000 tỷ đồng. Dự án gồm một mỏ khai thác và ba nhà máy tuyển quặng, với công suất 14,4 triệu tấn quặng bô xít và 5,8 triệu tấn quặng tinh mỗi năm.
Giai đoạn 1 và 2 (2025-2026) sẽ chế biến bô xít thành alumin, giai đoạn 3 chế biến alumin thành nhôm.
Theo Chủ tịch DGC Đào Hữu Huyền, dự án Khu liên hợp Nhôm - Đắk Nông sẽ đóng góp chính vào tăng trưởng dài hạn, trong bối cảnh Trung Quốc giảm sản xuất nhôm do ô nhiễm. Đây là bước đi chiến lược, giúp DGC tự chủ nguồn nguyên liệu và củng cố vị thế trong ngành nhôm khu vực.
Với giá alumin hiện tại, giai đoạn đầu của dự án có thể mang lại doanh thu tương đương với hoạt động kinh doanh photpho hiện tại của là 10,000 tỷ đồng.
5. Định giá DGC
Từ lợi nhuận ròng quý II/2024 của DGC tăng 19,6% so với quý trước chủ yếu nhờ vào phân lân nông nghiệp và các phân khúc khác, cho thấy tín hiệu về sự phục hồi của DGC, LNST forward 2024 đạt 3,750 tỷ đồng, khi giá P4 được chúng tôi kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối 2024 khi ngành công nghiệp bán dẫn phục hồi hoàn toàn. PE forward trở về mức 12.3x so với mức trung bình 14.3x.
Định giá theo tín hiệu phục hồi nhờ giá P4 neo theo triển vọng và nhu cầu bán dẫn đến cuối năm, đồng thời dự án Nghi Sơn sẽ đi vào hoạt động trong quý I/2026 và đóng góp 12% doanh thu của DGC trong năm 2026.
Dù mức định giá hiện tại không quá rẻ, DGC xứng đáng được rerate lên mức giá cao hơn, giá kỳ vọng 130,339 VND/cp.
Trên đây là toàn bộ bài phân tích của tác giả về DGC. Với tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo, DGC đang từng bước khẳng định vị thế là một doanh nghiệp hóa chất hàng đầu. Hi vọng trong giai đoạn tới với cú bứt phá đến từ DGC có thể được rerate ở mức giá hợp lý hơn.
Team cũng có bài phân tích về các cơ hội đầu tư khác như BMP, MWG, TCB,... tại ĐÂY, mời anh chị theo dõi qua nhé.